Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Hương vị không thể quên của tré Bình Định

Đến Bình Định mà không thử món tré thì vô cùng đáng tiếc. Món tré đặc sản có hương vị thơm, bùi, béo, ngọt, ai đã ăn rồi thì không thể nào quên.

Nếu khách lạ đi trên con đường quốc lộ 1A, ngang qua đất Bình Đình, chắc sẽ rất ngạc nhiên bởi những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường. Những chiếc cán chổi ấy chính là “Tré” – một món ăn đặc sản của nhiều tỉnh miền Trung, đặc biệt là Bình Định.

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc của địa phương: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.


Thịt lợn được trần qua nước sôi rồi ngâm trong nước lạnh để thịt giòn và không bị dính, dùng dao thái nhanh tay, sau đó nêm nếm gia vị muối, tiêu cho vừa miệng ăn. Trộn thịt với riềng, tỏi đã thái mỏng, thính gạo đã được giã nhỏ với nhau cho đều.


Tiếp đến là khâu gói tré, một khâu rất kì công và quan trọng để làm nên một bánh tré ngon. Trải lá chuối ra, lá ổi non rửa sạch, xếp phẳng phiu lên trên và trải đều hỗn hợp tré vừa đủ lên trên, và cuốn lại cho thật chặt, chắc tay. Sau đó tré được khoác bên ngoài lớp “áo” rơm lúa mới dày, bó chặt hai đầu bằng lạt. Nhờ cách gói công phu này khiến cho món tré Bình Định có thể để được lâu trong nhiều ngày.


Tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 đến 3 ngày sẽ tự chín, các gia vị sẽ thấm đều vào nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Khi ăn, người ta sẽ lột tré ra, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt với nhau, rồi bày trên đĩa. Món này có thể cuốn với bánh tráng và rau sống (rau thơm, dưa leo, chuối chát…), đồ chua (đu đủ, cà rốt thái sợi, củ kiệu…) chấm nước mắm ớt tỏi hoặc tương ớt.

Vào những dịp vui hay lễ tết thì tré là món khai vị thường được chọn trên bàn ăn. Tré Bình Định hội tụ đủ ngũ vị như: mặn, ngọt, chua cay và vị chan chát của lá ổi non. Nếu đã từng ăn tré hẳn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm, bùi, béo, ngọt không thể lẫn vào đâu được của món ngon, đặc sản nổi tiếng vùng đất miền Trung này.

Vẻ đẹp Hồ Noong Hà Giang

Hồ Noong ở Hà Giang được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với vẻ đẹp huyền bí, hấp dẫn.

Hồ Noong là hồ nước tự nhiên thuộc xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và nằm cách thành phố Hà Giang chừng 23km. Hồ Noong được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với vẻ đẹp huyền bí, hấp dẫn.


Hồ Noong ngoài phong cảnh thơ mộng, xung quanh còn có sự quần cư của các dân tộc thiểu số như Tày, H'mong, Dao với văn hóa phong phú.


Hồ Noong là hồ nước ngọt lâu đời, nằm trải rộng trên khắp bản Noong 1 và bản Noong 2. Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng 80ha (vào mùa mưa) và 20ha (vào mùa cạn). Tại đây có khu rừng nguyên sinh rộng lớn bao trùm tới trên 700ha, nằm “bồng bềnh” giữa hồ Noong với cảnh sắc hoang sơ kỳ thú.

Điểm đặc biệt của hồ Noong là giữa lòng hồ có những gốc cây xanh tốt nhưng cũng có những gốc cây khô tạo nên một cảnh quan thú vị. Hồ Noong là hồ đất ngập nước, thuộc loại địa hình đặc biệt bởi hồ vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản, vừa có thể trồng trọt rau màu.


Nguồn nước cung cấp cho Hồ Noong là những khe nước ngầm trong hang đá bắt nguồn từ hai dãy núi của cánh rừng nguyên sinh – nơi Hồ Noong uốn mình tựa vào vách núi – và ba hang nước ngầm được nối với dòng sông Lô. Chính vì vậy mỗi khi nước hồ dâng vào mùa mưa sẽ xuất hiện những đàn cá ngược dòng sông Lô bơi theo dòng nước tràn lên vào trú ngự ven Hồ Noong. Có rất nhiều loài cá sinh sống ở Hồ Noong. Chúng thường sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên với nhiều loài khác, sống đông đúc tạo thành một quần thể sinh động.


Đến hồ Noong, du khách có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích. Ban mai sương giăng quyện nắng toả ánh vàng khắp mặt hồ. Hoàng hôn buông xuống, nắng xiên qua đỉnh rừng, bảng lảng lẩn sau làn sương núi trắng mờ. Những lúc đó, mọi ưu phiền dường như tan biến, lòng người buông theo vệt nắng chạy trên mặt hồ.


Hồ Noong có hai mùa, tạo cho du khách có hai cảm giác khác biệt. Vào mùa mưa, nước hồ lên cao, du khách có thể lang thang cùng dân bản trên thuyền độc mộc hay bè mảng lênh đênh khắp lòng hồ. Vào mùa khô, khi nước cạn, dân bản địa quây vuông thả vịt, ngan, mặt hồ nước trong vắt, lung linh bóng những gốc cây già trụi lá, những chòi nổi lẻ loi hay một bóng ghe nhỏ nằm gác mái.

Nếu lên Hà Giang, du khách đừng bỏ qua khung cảnh tuyệt đẹp hồ Noong. Chắc chắn nơi đây là một trong những địa danh đẹp nhất mà du khách từng đặt chân đến.

Mê mẩn với bún sứa Bình Định

Nồi nước lèo chua ngọt, vàng rộm, nóng hổi cùng với đĩa sứa tươi giòn là hương vị khó quên với nhiều du khách từng thưởng thức bún sứa nước lèo Bình Định. 

Nếu có dịp ghé thăm Quy Nhơn , bạn hãy nhớ thưởng thức món bún Sứa, một món ăn đặc sản của miền đất võ Bình Định.


Bún sứa ở đây gồm có riêu cua đồng( rạm) , ốc bươu, giò heo, chả cá rất thơm . Nước bún được nấu cùng thơm và cà chua, nước trong và ngọt lịm. 

Vào mùa sứa, từ khoảng cuối xuân – đầu hạ, sứa biển rất nhiều. Sứa có hai loại: Sứa tai và sứa chân. Sứa tai màu trong xanh, nhiều nước, mềm, làm món ăn không ngon. Sứa chân có màu trắng đục, ăn giòn như “sụn” . Người Quy Nhơn phần lớn làm bún sứa bằng loại sứa chân, sứa vừa khô ráo, vừa giòn nên thực khách ai cũng thích.


Sứa sau khi bắt được, ngư dân chà rửa sạch nhớt, rồi ngâm với lá ổi hoặc phèn chua cho sứa se lại và mất đi mùi tanh. Sau một ngày mang ra xả nước lạnh thật kỹ, thái thành miếng là có thể dùng được.


Tô bún, có 2 thực phẩm chính và nhiều phụ gia khác. Trước hết là bún: sợi bún rời không kết dính, không nhũn được nhúng vào nước sôi đến 2 lần rồi đưa vào tô, rồi tưới lên lớp nước lèo nấu bằng xương heo cho vừa xăm xắp.

Tiếp đến sắp lên mặt tô bún một lớp sứa. Miếng sứa được cắt nhỏ vừa miệng ăn và cắt đều. Tiếp theo còn rải lên sứa một lớp đậu phộng rang, giã dập, rồi thêm vài miếng chả cá và miếng chả ram vàng khè và giòn rụm.


Chưa hết, người ta còn rải tiếp một lớp xoài xanh đã thái mỏng đều đặn chạy dài theo trái xoài. Tiếp nữa là những lát dưa leo dài, mỏng được rải đều đặn trên mặt tô bún. Mới nhìn thấy vậy mà đã thèm…


Tô bún sứa cũng cần có những phụ gia khác như: Rau sống, xà lách, húng, ngò tàu, rau quế, tiêu nghiền nhỏ, ớt miếng mỏng, lát chanh tươi… Trước khi ăn, thực khách dùng đũa trộn tô bún cho thật đều, ăn chậm rãi, từ từ, nhai kỹ, miếng sứa giòn, đậu phộng bùi béo ngậy, vị chua của xoài, chanh tươi, mùi thơm của húng, vị cay nồng của tiêu, ớt và nước lèo nóng còn bốc khói có vị đậm đà… đã tăng thêm độ khoái khẩu cho thực khách.

Sứa nước lèo phải ăn thật nóng mới ngon. Khi nồi nước lèo sôi sùng sục, với mùi thơm hấp dẫn, bạn có thể nhúng sứa nhanh qua rồi ăn luôn. Âm thanh sựt sựt, lạ tai khi cắn miếng sứa mềm khiến nhiều người tỏ vẻ thích thú. Ai đã ăn một lần chắc nhớ mãi không quên.

Nậm pịa - món ăn đặc sắc vùng Tây Bắc

Đến Sơn La, du khách miền xuôi luôn được người dân bản địa giới thiệu đầy tự hào về nậm pịa, món ăn phổ biến đặc sắc vùng Tây Bắc.

Món nậm pịa được làm từ nguyên liệu là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi… đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt nữa đó chính là pịa. Pịa là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nếu bạn từng biêt đến món phèo lợn thì hẳn sẽ dễ dàng hình dung được cách lấy pịa của người Thái.

Xem thêm: Du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa

Cũng khá thú vị nếu biết rằng, nậm pịa chỉ được lấy ở những con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê và các loài ăn cỏ khác ở rừng, trong đó dê được đánh giá cao nhất chính bởi khả năng dê có thể hồn nhiên chén rất nhiều loài lá có độc mà các con vật khác tránh xa. Dường như năng lực tự nhiên đã khiến dê tạo nên những chất có khả năng kháng độc trong cơ thể, từ đó nậm pịa dê có tính năng tiêu độc, giúp cơ thể con người tiêu hóa tốt hơn.


Chế biến nậm pịa bò cần chuẩn bị đủ mọi thứ từ con bò mới ngon nhưng quan trọng nhất phải là tiết bò đông, sụn bò, đuôi bò, thịt bò, bạc nhạc bò, lục phủ ngũ tạng nư lòng, dạ dày, gan… Khi mổ bò, người Thái rất cẩn trọng trong việc lấy phần pịa. Pịa được lấy ra ngay khi bộ lòng bò mới được mang ra khỏi bụng bò, và được bảo quan cẩn thận tránh ruồi nhặng.Phần ruột non ngay sau khi được lấy ra phải dùng lạt thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày, để chất nhũ tương trong ruột non không pha tạp. Chất dịch nhũ tương trong ruột non là phần tinh túy nhất, là thức ăn đã được chuyển hóa chuẩn bị ngấm qua mạch máu nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời mang vị đắng của mật, vị ngọt của protein.
Công đoạn nấu món nậm oịa cũng không hề đơn giản. Nồi nước xương bò được ninh sùng sục trong nhiều giờ liền cho đến khi nước dùng có đủ vị ngọt và vị ngậy người nấu mới đổ tất cả những nguyên liệu thịt, sụn và lục phủ ngũ tạng vào nồi ninh. Phần ruột non sẽ được cắt khúc ngắn, trộn cùng lá rau thơm, bột mắc khén, rau mùi tầu, tỏi, ớt...tất cả đều băm nhỏ rồi đun sôi, cho tới khi trở thành sền sệt thì thành món nậm pịa trứ danh.


Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi. Có nhiều người mới đầu khi trông thấy bát nậm pịa, ngửi thấy mùi đã không ăn được. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.


Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của gia súc. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, đây là món ăn truyền thống có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích. Du khách cũng có thể đặt tour du lịch Đông - Tây Bắc để có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản của đồng bào miền núi cũng như được khám phá nhiều phong cảnh thơ mộng và hùng vĩ ở khu vực này.

Du lịch Hà Giang thưởng thức thắng dền

Thắng dền là một món ăn chơi khá phổ biến tại thành phố Hà Giang. 

Thắng dền là một món ăn chơi phổ biến tại thành phố Hà Giang. Thắng dền thường được làm vào mùa đông, khi gió lạnh bắt đầu tràn về. 


Nhiều người nhầm tưởng đây là món bánh trôi miền xuôi nhưng thắng dền lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bánh làm từ bột nếp, đường và được nặn thành viên tròn. Chỉ khi có khách gọi, chủ quán mới cho bánh vào luộc rồi chan nước bao gồm đường hoa mai cô đặc, dừa và gừng. 


Làm thắng dền không khó nhưng trải qua nhiều công đoạn. Thứ gạo làm bánh là gạo nếp Yên Minh (loại gạo nếp ngon nhất tỉnh Hà Giang), hạt to tròn đều và dẻo thơm. Gạo được vo sạch rồi ngâm nước qua một đêm, hôm sau mang đi xay bột nước rồi đổ vào một chiếc túi vải, đợi đến khi túi bột nhỏ hết nước, bột đặc mịn mới đem ra làm bánh.


Mỗi viên bánh được nặn hình tròn, to bằng đầu ngón tay cái, có nhân đỗ hoặc không nhân, sau đó cho vào nồi nước dùng luộc. Đến khi chín, bánh nổi lên được vớt ngay ra bát, chan nước dùng xâm xấp mặt bánh, rắc thêm chút vừng và lạc rang thơm khiến cho món ăn thêm hấp dẫn.


Nước dùng chan thắng dền được làm từ đường hoa mai, dừa và gừng, tuy nhiên mỗi người làm bánh lại có bí quyết pha chế theo định lượng riêng để đảm bảo độ cay, ngọt vừa phải của món bánh. Thắng dền thơm ngon hay không chính là ở bát nước dùng, phải hài hòa giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của dừa và vị vay se se của gừng tươi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào miệng, nhẩn nha cho từng hương vị tan ra nơi đầu lưỡi, ngon đến khó lòng cưỡng lại.


Ăn thắng dền không vội được, phải ngậm từng miếng, từng miếng trong miệng để cảm nhận được hết cái ngon của nó, rồi lại chờ bà chủ hàng nặn tiếp những viên bánh trắng, tròn. 

Ngày đông lên Hà Giang, trong cái lạnh thấu xương, ngồi quanh quầy thắng dền, vừa ăn thừa thổi, tán gẫu cũng bạn bè là một trải nghiệm khó quên. Nếu có ý định tới Hà Giang thời gian tới, hãy lưu tên món ăn vào sổ tay của bạn nhé.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Sức hấp dẫn của gà đồi Tiên Yên

Đến Quảng Ninh du khách không chỉ phải trầm trồ trước nét đẹp thiên nhiên của Hạ Long mà còn hấp dẫn bởi ẩm thực nơi đây.


Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên. Ở đây có món đặc sản gà đồi trứ danh.Đúng như câu “ Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên”, một khi có dịp thử qua, có lẽ không khách nào có thể quên được vị ngon của gà đồi Tiên Yên này.

Sức hấp dẫn của món ăn Gà đồi Tiên Yên


Gà Tiên Yên được gọi là gà đồi là bởi giống gà địa phương ở đây truyền đời được nuôi thả rong, hàng ngày chúng “cuốc bộ” lang thang trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối.Nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai, béo mà không ngậy. Có thể chế biến món gà đồi Tiên Yên theo nhiều cách như: luộc, chiên, xào… vẫn không hề mất đi được vị ngon riêng biệt của nó nhưng được du khách yêu thích nhất lại vẫn là cách đơn giản nhất: luộc. Sau khi luộc, gà Tiên Yên có một lớp da vàng ươm, bóng nhẫy nhìn như có vẻ rất béo, nhưng khi cắn một miếng, bạn mới cảm thấy thịt giòn và ngọt đặc trung chỉ gà đồi Yên Tiên mới có được.

Gà đồi Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, vẫn không mất cái nét ngon riêng, nhưng món ngon nhất vẫn là chế biến theo cách đơn giản nhất là luộc. Nhìn con gà Tiên Yên sau khi luộc bạn khó tin là nó chỉ được luộc một cách thông thường vì da nó vàng ươm như có thoang hệ và bóng bẩy như vừa nhúng mỡ. Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông bạn có thể ngậy vì chất béo nhưng khi cắn một miếng bạn mới thấy nó thật giòn vàng.

Món thịt gà Tiên Yên luộc vàng ươm


Thưởng thức gà đồi Tiên Yên không thể thiếu món ăn kèm: món bánh gật gù. Bánh gật gù là bánh tráng tươi cuốn thành từng cuộn cỡ hai nhón tay. Bánh được tráng bằng bột gạo. Bí quyết để bánh dai và giòn là khi xay bột người ta trộn vào gạo ít cơm nguội và khi tráng phải có độ dày vừa phải không mỏng như bánh cuốn, nhưng cũng không dày như bánh đa. Tấm bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Bánh gật gù tuy đơn giản nhưng khi ăn kèm với thịt gà Tiên Yên, du khách sẽ phải “gật gù” khen ngon. Điều đặc biệt là nước chấm của bánh gật gù được làm từ mỡ gà rán hoà với nước mắm cốt, hành khô, tỏi, ớt… Thế nên những người sành ăn và biết về món ngon của Hạ Long – Quảng Ninh ít khi nào bỏ qua việc thưởng thức gà đồi Tiên Yên cùng bánh gật gù mỗi khi đặt chân đến nơi này.

Hương vị nồng ấm quyến rũ của rượu mơ Yên Tử

Ai đã một lần được uống rượu mơ Yên Tử thì khó có thể quên được chén rượu sóng sánh màu vàng hổ phách với hương vị nồng ấm.


Ai đã một lần được uống rượu mơ Yên Tử thì khó có thể quên được chén rượu sóng sánh màu vàng hổ phách với hương vị nồng ấm, men say ngây ngất của rượu mơ truyền thống. Với quan niệm rượu là hương của trời, của đất nên trước đây rượu mơ Yên Tử chỉ được người dân nơi đây tự chưng cất để dùng trong các dịp lễ, tết cúng trời đất tổ tiên, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.

Rượu mơ Yên Tử

Rượu mơ là một loại rượu được chế biến bằng phương pháp lên men quả mơ tươi và đôi khi là cả mật ong. Cứ vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, mơ lại được ngâm nhưng tùy vùng mà công thức pha chế rượu mơ thành phẩm khác nhau vì vậy rượu mơ cũng có những hương vị khác nhau, nhưng vẫn luôn giữ được mùi mơ tự nhiên vốn có và vị ngọt của mật ong.


Theo những nghiên cứu trong y học cổ truyền của người Nhật, mơ là một vị thuốc quý được xếp vào nhóm thuốc bổ gan rất có lợi cho sức khoẻ. Vì thế nếu sử dụng điều độ, thường xuyên loại rượu mơnày sẽ có tác dụng chữa các chứng ho, khó thở, phù thũng, hen suyễn, thanh nhiệt, trừ đờm, mát gan, bổ sung cho cơ thể nhiều axít, vitamin C... 

Đặc sản rượu mơ ở Quảng Ninh


Theo dân gian thì rượu mơ đã trở thành đồ uống quen thuộc với những tác dụng đối sức khỏe như: kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng, điều trị bệnh đường ruột, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh, có tác dụng giảm bệnh lo âu và tinh thần căng thẳng, bệnh mất ngủ, với hàm lượng axit acitric hữu cơ và axit amin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giảm mệt mỏi suy nhược,.Sản phẩm rượu mơ Yên Tử thường xuyên được nhiều công ty du lịch nhắc đến như là điểm nhấn cho những tour tham quan du lịch Hạ Long.

Phương pháp chưng cất và lên men truyền thống kết hợp với quá trình xử lý khoa học theo công nghệ của Nhật Bản để tạo cho rượu có hương vị và màu sắc đặc trưng, rượu mơ Yên Tử đã thực sự trở thành một món quà độc đáo cho thực khách và du khách mua làm quà biếu cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch Hạ Long- Quảng Ninh

Vẻ đẹp hấp dẫn của khu du lịch Suối Tiên Quảng Nam


Suối Tiên ở Quảng Nam có thể nói là danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam nổi tiếng, điểm du lịch hấp dẫn bởi vẻ đẹp và không khí trong lành ở vùng quê mến khách ở vùng trung du. CùngDu Lịch Việt Nam tìm hiểu thông tin du lịch về danh thắng nổi tiếng Suối Tiên Quảng Nam ngay nhé.

Vị trí: Từ ngã ba Hương An (thuộc xã Hương An - huyện Quế Sơn) trên quốc lộ 1A, theo đường tỉnh lộ 611 ngược về hướng tây khoảng 15 km đến Ngã Ba Chợ Nón, rẽ phải, du khách đi vào vùng đất Quế Hiệp sẽ đến Suối Tiên.


Khu du lịch sinh thái Suối Tiên là điểm du lịch ở Quảng nam mà du khách không nên bỏ qua. Khu du lịch tọa lạc xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Khu du lịch Suối Tiên Quảng Nam là một trong những điểm du lịch khá lý tưởng bởi cảnh đẹp và không khí trong lành của một vùng quê mến khách ở miền trung du.

Khu du lịch sinh thái Suối Tiên Quảng Nam

Truyền thuyết về khu du lịch Suối Tiên

Theo truyền thuyết dân gian cho rằng, trước kia suối Tiên nằm ẩn mình trong những rừng cây cao và những dây leo chằng chịt, những loại dây này đan nhau, có những nơi thắt thành những chiếc vòng vắt quanh qua suối, quanh năm mặt đất chưa bao giờ nhận lấy ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

Ghềnh thác ở khu du lịch sinh thái Suối Tiên Quảng Nam


Thường vào những đêm trăng sáng, những Tiên ông có đến đây ngồi trên những chiếc vòng ấy hoặc những phiến đá cùng nhau đánh cờ. Thế rồi một hôm có một người tiều phu, cũng là người thích chơi cờ, tình cờ đến xem các Tiên ông ngồi đánh cờ bên dòng thác, nước chảy trắng xoá xuống một cái ao trong xanh, khi xem xong ván cờ, người tiều phu liền đứng dậy, xách gùi vào rừng kiếm củi, nhưng nhìn lại thì thấy những dụng cụ của mình đã mục nát tự bao giờ, trên đầu tóc đã điểm bạc và trên trán có khắc dòng chữ” một ngày non Tiên”. Sau này người ta gọi đó là ao Tiên và con suối có thác chảy gọi là Suối Tiên. Khu du lịch Suối Tiên ngày này trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng dành cho du khách khi đi du lịch dịp du lịch lễ hội ở Hội An sau đó ghé thăm khu du lịch sinh thái Suối Tiên nổi tiếng này.

Điểm du lịch tại khu du lịch Suối Tiên Quế Sơn

Khu du lịch Suối Tiên ở Quảng Nam có một hệ thống suối gồm tất cả khoảng 14 con thác, có độ cao từ thác thứ nhất đến thác thứ 14 khoảng 400m; mỗi thác có một vẻ đẹp riêng. Vào những ngày hè, hay những đêm trăng sáng du khách đi có dịp đi du lịch Suối Tiênngắm nhìn những dòng thác chảy in vào những đám cây rừng và trên nền trời xanh, du khách có thể hình dung như chốn bồng lai; đặc biệt trong con thác thứ ba có một cái ao trong mát, mà có tên là ao Tiên, chính là điểm tắm lý tưởng nhất.

Theokinh nghiệm du lịch Hội An đến Suối Tiên du khách trải nghiệm du ngoạn theo hành trình 14 con thác, du khách có thể đi theo hai lối, men theo dòng suối, hoặc mạo hiểm hơn là đi theo lối mòn của hai bên bờ suối. Khu du lịch sinh thái Suối Tiên là điểm du lịch khá lý tưởng gồm 14 thác nước liên hoàn ngày đêm rì rào chảy giữa vùng núi non hùng vĩ, cảnh đẹp chẳng khác nào chốn bồng lai. ở phía đầu nguồn, từ trên đỉnh cao khoảng 400 mét dòng nước tuôn trào xuống các tảng đá tung bọt trắng xoá và tạo nên những cung bậc âm thanh sống động nối tiếp nhau rì rào, thì thầm giữa khu rừng đại ngàn.

Khe nước trong khu du lịch sinh thái Suối Tiên


Đến với du lịch sinh thái suối Tiên Quảng Nam, ngoài việc thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trầm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh để xua tan cảm giác mệt nhọc sau những ngày lao động vất vả, du khách còn được tham quan khu di tích tiểu đoàn nữ thanh niên xung phong Bà Thao nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nằm kề bên thác nước.

Giá trị lịch sử của đền Cửa Ông

Nằm ở phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh(cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Đông). 

Lễ hội Đền Cửa Ông diễn ra trong 2 ngày, 3 và 4-3 (tức mùng 3 và 4-2 âm lịch), đây là lần thứ 10 lễ hội được tổ chức với quy mô lớn. 


Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đền Cửa Ông thờ chủ thần chính là Đức ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng- một vị tướng tài ba của nhà Trần, người con thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đã có công đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. 


Giá trị lịch sử của ngôi Đền còn được tăng lên bởi tại đây còn thờ cả gia thất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các nhân thần là những dũng tướng tài ba thao lược thời nhà Trần như Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Đỗ Khắc Trung, Phạm Ngũ Lão, Lê Phụ Trần... Hiện nay, ở Đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao, được chạm khắc công phu. 


Đền Cửa Ông được xây dựng gắn với khung cảnh thiên nhiên đẹp, trên một ngọn đồi cao trông ra vịnh Bái Tử Long. Đền thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo) - một danh tướng nhà Trần có công lao to lớn trong việc đánh giặc bảo vệ vùng Đông Bắc Tổ quốc. Trong đền hiện còn lưu giữ một hệ thống tượng thờ Trần Quốc Tảng,Trần Hưng Đạo cùng một số tướng tá, gia thất nhà Trần, có giá trị đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc.

Lễ hội đền Cửa Ông bắt đầu từ mùng 4 tháng giêng âm lịch và kéo dài suốt ba tháng mùa xuân, thu hút nhiều du khách thập phương đến thăm viếng.

Lành du lich Trà Nhiêu - Danh lam nổi tiếng của Hội An


Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trà Nhiêu là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi đây vẫn sở hữu một không gian yên bình, thơ mộng, còn giữ nguyên nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Cùng GSV Travel tìm hiểu về danh lam thắng cảnh ở Hội An nổi tiếng này nhé.

Vị trí: Xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Du khách đi du lịch Quảng Nam có thể đến Trà Nhiêu từ Mỹ Sơn bằng đường bộ theo trục 610 từ ngã ba Nam Phước về hướng Đông khoảng 10km; và từ Hội An bằng đường thủy xuôi theo dòng Sông Thu Bồn khoảng 3km về hướng Đông Nam.

Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Cảnh Quan

Đến khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu, du khách được tận hưởng không khí mát mẻ trong lành, phong cảnh thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

Danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam này có những con đường làng quanh co, uốn lượn giữa những hàng chè tàu được che bóng bởi những hàng cau tỏa hương thơm ngát. Càng đi sâu vào trong làng càng cảm nhận được cuộc sống yên bình, mộc mạc của người dân quê hiền hòa, hiếu khách, những ngành nghề truyền thống, những món ăn dân dã, những sinh hoạt cộng đồng mang đặc trưng của làng quê sông nước.

Điểm nhấn

Làng Trà Nhiêu sớm có nhiều ngành nghề đa dạng: trồng trọt chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản trên sông và trên biển, nghề chiếu cói truyền thống, nghề chằm lá dừa nước... và chế biến nhiều món ăn đặc sản truyền thống của vùng sông nước như hến, sìa, sứa, bún biển, lạch, rươi, trùn nước, tôm, cua, cá, ghẹ... và nhiều món ăn dân gian đậm đà hương quê khác.

Tham quan làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu


Trong lộ trình tham quan khu du lịch sinh thái làng Trà Nhiêu, du khách còn được nghe những bài chòi, hò khoan đối đáp, hát bả trạo... Du khách đi du lịch sinh thái Trà Nhiêu cũng có thể mua sắm những món hàng thủ công mỹ nghệ do nhân dân địa phương làm nên.

Nghề dệt chiếu

Làng nghề ra đời rất sớm (thế kỷ 16-17), đã từng một thời lừng lẫy, gắn liền với thương hiệu “Chiếu Bàn Thạch”. Nghề thủ công truyền thống này hiện nay vẫn được lưu truyền, giữ nguyên phương thức sản xuất thủ công từ khâu trồng, thu hoạch nguyên liệu lát đến việc che, phơi, nhuộm, dệt đều từ đôi tay khéo léo của những người dân quê.

Nghề chài lưới, đánh bắt trên sông

Với diện tích mặt nước bao la, trải dài, vùng sông nước Trà Nhiêu có phong cảnh đẹp yên bình với nhiều loại thủy sản quý và đa dạng, góp phần nuôi sống cả vạn cư dân ven sông sống bằng nghề đánh bắt truyền thống. Đến thăm Trà Nhiêu, theo kinh nghiệm du lịch Hội An đến Trà Nhiêu du khách đi du lịch Trà Nhiêu hiểu hơn về đời sống sông nước vạn chài, cùng tham gia đánh lưới nổi bắt cá, đánh lưới chìm bắt tôm, cua, ghẹ; du khách có thể ở lại nhà dân cùng sinh hoạt hát hò khoan đối đáp, hát bả trạo trên thuyền...

Xem thêm: Du lich Sam Son

Rừng dừa nước

Du lịch Trà Nhiêu có rừng dừa nước nguyên sinh rộng 10ha. Du khách có thể đi dạo xuyên qua rừng dừa bằng chiếc cầu tre hay những chiếc thuyền nhỏ len lỏi quanh rừng dừa, thưởng ngoạn và câu cá.

Khu nhà vườn

Khu du lịch Trà Nhiêu có những khu vườn rộng được trồng cau, những hàng cau vươn mình thẳng tắp đến mùa ra hoa tỏa hương thơm ngát và kết thành buồng trĩu trái với những hàng rào chè tàu được cắt tỉa công phu. Dưới hàng cau, người dân còn trồng nhiều loại rau sạch phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày, những ngôi nhà được bố trí sâu vào trong khu vườn, bóng cau rợp mát lối đi, tạo nên khung cảnh thanh bình, yên ả.