Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

“Bức tranh thiên nhiên” ở Tràm Chim

Tràm Chim nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười, giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, thuộc huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800m đường chim bay. Nơi đây xưa kia là rừng tràm bạt ngàn, chim thiên di về đông đúc.


Đọc thêm: Du lich Sam Son

Thời chiến tranh, rừng tràm bị tàn phá, nước cạn, phèn dâng lên mặt đất, các loài tôm cá (thức ăn chính của chim) cạn kiệt, nhiều loài chim bỏ đi không về... Sau chiến tranh, năm 1985, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia đất ngập nước Tràm Chim rộng trên 7.000 ha, trồng lại rừng tràm, cải tạo đất chua phèn, phục hồi môi trường. Trong số 27 vườn quốc gia của Việt Nam, Tràm Chim được đánh giá là một trong những nơi có hệ sinh thái đa dạng, phong phú nhất, mang đặc trưng tiêu biểu của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.


“Bức tranh thiên nhiên” ở Tràm Chim rất phong phú và đa dạng với các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và những rừng tràm, sậy, lao, lúa mạ, hoa sen, súng,... cùng với nhiều loại chim nước như: cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu (hạc). Loại chim quý hiếm này hàng năm rủ nhau bay về phương Nam tránh cái lạnh và kiếm mồi tại Tràm Chim. Chúng bay từ vùng Siberia xuống tận vùng rừng ngập nước Đồng Tháp Mười và vài vùng ở Campuchia, Thái Lan, ngang qua Trung Quốc, miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Đến thăm Tràm Chim vào mùa xuân, du khách sẽ chứng kiến từng đàn sếu bay về ăn củ năn cùng với nhiều loài chim khác tụ họp thành đàn, trông rất thơ mộng.


Sếu to và cao trên 1,7 m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Sếu rất chung thủy, bao giờ cũng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần gũi với con người. Với người Việt Nam, sếu là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy (trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam đều có thờ chim hạc).

Đọc thêm: Du lich Cua Lo


Năm 1992, khu bảo tồn đã được chính phủ công nhận. Hiện nay, được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới và các nhà khoa học quốc tế, UBND tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban Bảo vệ môi trường quốc gia đã quyết tâm phục hồi môi trường cho Tràm Chim, đã khoanh vùng khu bảo vệ Tràm Chim với một hệ thống bờ bao công phu, tốn kém, đồng thời vận động nhân dân quanh vùng tích cực bảo vệ loài sếu quý hiếm này. Số lượng sếu bay về mỗi năm một tăng, trong đó có 1/4 là hạc con lần đầu bay theo bố mẹ về.

Vãn cảnh đền Chiêu Trưng


Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục, thuộc xã Kim Đôi nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà. Đền xây dựng trên núi Long Ngâm ngọn núi cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con rồng chúi xuống biển sâu "Ai biết núi Nam Giới. Đá cũng hoá ra rồng" (thơ Bùi Dương Lịch).

Đọc thêm: Du lịch Cửa Lò

Lê Khôi, thuỵ là Võ Mục con ông Lê Trừ anh thứ hai của Lê Lợi, cha mẹ mất sớm ở với chú Lê Lợi tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ ngày đầu cho đến lúc giải phóng hoàn toàn đất nước, có tên trong Hội Thề Lũng Nhai và danh sách 35 công thần khởi nghĩa. Lê Khôi làm quan trải 3 triều (Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) lên tới chức: Khâm sai tiết chế thủy lục như dinh, Hộ vệ thượng tướng quân.



Năm 1443 ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu thời gian này ông chú trọng phát triển nông nghiệp đắp đập khai hoang lập làng. Năm 1446 phụng mệnh vua Nhân Tông, cầm quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường trở về ông bị bệnh nặng, đoàn chiến thuyền đến Cửa Sót dưới chân núi Nam Giới thì ông mất. Triều đình làm quốc tang thi hài ông an táng tại chóp núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó hàng năm quốc tế truy phong. Năm 1487 được vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng đại vương”.

Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà được xây dựng năm Đinh Mão (1477) một năm sau khi ông mất, đến nay sau nhiều lần trùng tu song vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ chân núi leo lên các bậc đá hai bên cây cối cổ thụ um tùm sừng sững hai cột nanh của đền. Qua cổng và vọng lâu vào đền Hạ là nơi đón tiếp quan khách về tế lễ, đền Hạ thoáng rỗng, đền Trung có treo bức hoành đề bốn chữ “Vạn khoảnh ân ba” (sóng ân muôn dặm). Một số nhà nghiên cứu cho rằng các đường nét khắc chạm ở trung điện đền Chiêu Trưng in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ XVII đến nay vẫn còn bảo tồn được.


Đọc thêm: Du lịch Quan Lạn

Hai bên trung điện là hai cửa nách thấp hẹp phải cúi đầu mới được đi lên Thượng điện, giữa Thượng điện trên hương án sơn son thiếp vàng là bức tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ sơn son, nét chạm đẹp trang nghiêm phúc hậu.

Hàng năm vào ngày 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ và hội đền Chiêu Trưng, trước ngày chính giỗ thường có trận mưa rào chiều hoặc tối mồng 1. Nhân dân trong vùng nói rằng đó là trận mưa “tắm tượng” “rửa đền” đón khách thập phương về tế lễ. Sau tế lễ có rước kiệu đua thuyền trên sông từ Mai Phụ đến Cửa Sót.

Độc đáo lễ hội chùa Địch Lộng


Du khách thăm chùa Địch Lộng, từ Hà Nội theo đường quốc lộ 1Avề phía Nam, qua cầu Đoan vĩ, còn gọi là cầu Khuất, rẽ tay phải đi khoảng 1 km nữa là đến. Chùa Địch Lộng, thuộc xã Gia Thanh ,huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa ở lưng chừng núi Địch Lộng, có độ cao so với chân núi khoảng 80 mét.


Tương truyền, vào năm 1793 một tiều phu đi kiếm củi, leo lên núi đã phát hiện ra cửa động, vào trong thấy có nhiều nhũ đá đẹp, đặc biệt trông thấy 1 nhũ đá có hình giống như tượng phật nên lập bàn thờ Phật từ đó.


Hệ thống kiến trúc đình, đền, được xây dựng dưới chân núi theo thế chữ Tam" trên một khu đất rộng hơn 1 ha.

Ngôi đình 5 gian mọc sừng sững được gọi là Đình Đá, vì tất cả các cột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá.

Trước khi lên chùa, du khách vào ngôi đình đá này để tưởng niệm thánh Nguyễn Minh Không và thưởng ngoạn một công trình kiến trúc đình chủ yếu bằng đá. Tám cột đá bằng đá xanh nguyên khối, tròn, to, cao hơn 4m đều được trạm nổi những con rồng lớn đang uốn lượn trong mây để hút nước, cá chép theo nước vượt lên. Có khắc rồng, du khách có cảm giác như được xem một đàn rồng lớn đang bay. Mỗi con rồng quấn quanh cột đều có một dáng vẻ khác nhau rất sống động. Tám cột quân to, tròn như cột cái khoảng 3m, hai hàng trước sau, mặt tiền đều được trạm khắc nổi các câu đối chữ hán ca ngợi cảnh đẹp nơi đây với những ý tưởng sâu sắc. Tất cả 16 cột đá này đều được đặt trên những tảng đá cổ bồng lớn cao 0,60m. Rất hiếm có ngôi đình nào có toàn bộ phần chính của nhà được làm bằng đá xanh nguyên khối trạm khắc công phu và tỷ mỉ như vậy! ở đây đã thể hiện tài năng trạm khắc đá của các nghệ nhân vùng đất Cố Đô Hoa Lư lịch sử.



Hai bên tả hữu cửa động là 2 tượng Hộ Pháp đối diện nhau như đứng canh cổng chùa, tạo cảm giác tự tin, ấm áp . Vách động bên tay trái du khách ở trên cao 8m, treo 1 quả chuông lớn cao hơn một mét, nặng khoảng một tấn ,đúc ở thời Nguyễn.

Du khách bước sang bên tay phải là đến động thờ Phật. Đây chính là chùa Địch Lộng quay hướng Nam. Trước cửa chùa có các khối đá giống hình voi chầu ,hổ phục ,sư tử chầu như đang canh giữ bảo vệ cửa Phật. Ở đây còn có rất nhiều nhũ đá đẹp lấp lánh như cái dù che, rủ xuống như chuông treo.

Trong chùa có bầy nhiều tượng Phật, các pho tượng phật uy nghiêm, nhân từ do con người tạo dựng hoà nhập với các nhũ đá của thiên nhiên. Tất cả hiện lên linh nghiêm trong ánh đuốc bập bùng và những loé đỏ của hương trầm phảng phất mùi thơm cõi thiền.


Hang Tối nằm ở phía trái, vào hang du khách sẽ thấy ngay khối nhũ đá to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô lên. Đó là bầu sữa mẹ của tạo hoá, có nhiều nhũ đá từ trên nóc động chẩy xuống trông giống như những cột chống trời. Tại đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào cõi trùng điệp của đá có đủ mọi hình dạng ngoại mục. Mỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, những nét trạm khắc tuyệt vời của thiên nhiên, đạt đến mức tinh xảo mà con người không thể nào làm được.

Đọc thêm: Du lịch Vân Đồn

Đi hết hang Tối là đến hang Sáng, vì ở trên cao cửa hang Sáng thắt hẹp lại, có khoảng lộ thiên, khi có gió thổi mạn vào trong động phát ra âm thanh của đá nghe như tiếng sáo. Vì vậy động mang tên là Địch Lộng (Địch nghĩa là sáo, Lộng nghĩa là gió).

Điều độc đáo ở hang Tối và Hang Sáng là các thạch nhũ, lấy đá gõ vào thì lanh lảnh như tiếng chuông. Đó là những thạch cầm của thiên nhiên. Đặc biệt hơn nữa là những rải nhũ đá trong hang lấp lánh bảy sắc cầu vồng và mầu sắc thay đổi theo ánh sáng mặt trời.

Chùa Địch Lộng hàng năm đều tổ chức lễ hội vào thời gian từ ngày 6 đến 10 tháng giêng Âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3.

Vãn cảnh miệt vườn Bình Phó B


Quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) có một số trọng điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Đó là đình Bình Thủy, Nhà Cổ - Vườn Lan, Nam Nhã Đường, Mộ Thủ khoa Nghĩa... Nhưng địa phương này còn có một tuyến du lịch sinh thái được khách nước ngoài ưa thích: Bình Phó B.


Đi tuyến này, khách nước ngoài thường được tàu máy chở từ Bến Ninh Kiều theo rạch Bà Bộ vào vùng quê sông nước miệt vườn khu vực Bình Phó B thuộc phường Long Tuyền. Buổi sáng tinh mơ, con rạch nhỏ sẽ đưa du khách qua những bến bờ xanh ngắt bóng cây, mê mải ngắm nhìn cảnh đánh bắt cá bằng các phương tiện thủ công của người dân... Lướt qua Quán ăn sinh thái Bảy Bờ Kè, theo con rạch Súc, tới điểm Du lịch sinh thái nhà vườn Thảo Nguyên, tàu máy tiến vào rạch Mương Khai (còn gọi là rạch Phó Thọ hoặc rạch Lòng Ống) là đến Vườn trái cây Ba Cống.


Vườn trái cây Ba Cống đi vào hoạt động một cách bất ngờ. Đầu tiên, nhà ông Ba Cống là vựa trái cây bán cho lái chợ Cần Thơ. Mùa khô, khách nước ngoài đến đây thích thú với cầu khỉ lạ mắt bắc ngang rạch; xóm làng trầm mặc nấp trong bóng cây xanh, những lùm tre xạc xào gió đùa êm tai; những nhà vườn trồng bông đẹp mắt..., thấy vựa trái cây phong phú bên bờ rạch bèn bảo tài công ghé tàu vào chơi, rồi đòi ăn thử một vài loại trái cây. Càng ngày, khách càng ưa thích điểm du lịch vườn này. Từ một nhà vườn du lịch đơn sơ, từ năm 2002, đến nay, khu vườn rộng 2ha này trồng vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, mận, điều, bưởi Năm Roi, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, dâu Hạ Châu, dâu bòn bon... Đặc biệt, khách Tây rất thích tham quan 7 bờ ổi không hột, trồng 700 cây ổi. Đi giữa hai hàng ổi này, du khách mê say ngắm nhìn những trái ổi tròn dài căng da nằm gọn trong bọc nylon. Vườn có 5 nhà ăn nhỏ và 1 nhà ăn lớn, phục vụ từ sáng tới tối. Tuy nhiên, ông Ba Cống cho biết, khách Tây đi theo tua chỉ đi tham quan từ 7 giờ 30 tới 11 giờ 30 thì chấm dứt. Khoảng thời gian còn lại là những khách Tây đi tour lẻ. Ngoài không khí trong lành, mát mẻ, làng quê êm ả, khách Tây rất khoái đạp xe (đem theo trên tàu máy) lòng vòng khắp nơi trên những con đường lót đan bằng phẳng, sạch sẽ, nhất là rất hào hứng và thích thú cẩn trọng đặt chân đi qua chiếc “cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi”.


Gần Tết Nguyên đán, cả vùng rộ lên sắc màu sặc sỡ trăm hoa khoe sắc. Làng hoa Bình Phó B là một bộ phận gắn liền với làng hoa Bà Bộ - một làng hoa truyền thống nổi tiếng trên 60 năm của Cần Thơ. Rộng khoảng 100ha với trên 300 hộ trồng hoa tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, làng hoa Bà Bộ chuyên khai thác các loại hoa và cây cảnh bản địa mà người đồng bằng ưa chuộng, như: mai, cúc, vạn thọ, thược dược, bông giấy, mãn đình hồng... Đến đây vào những ngày gần Tết, khách lúc nào cũng được chứng kiến cảnh ghe xuồng tấp nập chở hoa ra chợ hoa Cần Thơ.

Trên đường trở lại Bến Ninh Kiều, nếu có nhu cầu, tàu sẽ ghé vào khu Du lịch sinh thái nhà vườn Thảo Nguyên - được xây dựng với kiến trúc khá hiện đại kết hợp nét chân quê. Thảo Nguyên tọa lạc trên diện tích 2.000 mét vuông, là nơi thư giãn với những món ngon đậm nét Nam Bộ trong những chòi lá ven rạch. Tại đây còn có bộ phận đờn ca tài tử phục vụ khách theo yêu cầu. Cao hứng với khung cảnh yên lành, thoáng mát, khách có thể tạm trú qua đêm trong khu nhà nghỉ dưới những chòm cây rợp bóng, giá 120.000 đồng/phòng lạnh...


Nếu không, trở ra thêm chút nữa, khách ghé Quán ăn sinh thái Bảy Bờ Kè, cách cầu Bà Bộ trên quốc lộ 91B, 50m. Quán rộng 5.000m², tuy mới khai trương ngày 8/9/2008, nhưng đã ngày càng thu hút khách đến thưởng thức vị ngọt ngon quen thuộc, đặc biệt lạ miệng của từng món ăn do đầu bếp của quán pha chế. Có thể đến quán bằng các phương tiện: xe hai bánh, xe bốn bánh, vì đường vào lót đan khá rộng. Quán có khoảng sân lớn, xe bốn bánh đậu thoải mái. Theo một trong các con đường tráng xi măng sạch sẽ của quán, khách sẽ chọn cho mình một chiếc “tum” ưng ý để ngồi ăn. Quán có 13 tum nhỏ, 1 tum dài (5 bàn) cùng 2 phòng lạnh (10 khách/phòng). Tum được lợp bằng lá dừa nước xé, nền lót gạch tàu, đơn giản nhưng thanh lịch, cất trên một bờ mương nước. Các mương lấm tấm màu xanh biếc của bèo hoa dâu, màu xanh ngọc của những đám lục bình dân dã. Bên dưới màu xanh dịu mắt đó, là nơi cư ngụ của những bầy cá đồng. Yên vị rồi, khách cứ thư thả chọn cho mình và gia đình (hoặc bè bạn) những món ăn yêu thích trong bảng thực đơn khá phong phú của quán. Đến với Quán ăn sinh thái Bảy Bờ Kè, ai cũng thắc mắc cái tên “quái quái”. Hỏi, thì ra do quán tọa lạc bên bờ rạch được kè đá. Tết này, khi “tiếng lành bay xa”, quán ăn sinh thái Bảy Bờ Kè sẽ là điểm đến của người sành ăn không chỉ khu vực Bình Phó B, mà còn là của người dân quận Ninh Kiều.

Khám phá khu di tích khảo cổ học Thần Sa


Khu di tích Thần Sa nằm gọn trong địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách TP. Thái Nguyên khoảng 40km, đi theo quốc lộ 1B rẽ trái. Những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc theo bờ sông Thần Sa là nét đặc trưng của địa hình nơi đây.

Chính trong các hang động tại nơi này, từ thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80, các nhà khảo cổ đã phát hiện và phân định được một nền văn hoá khảo cổ học mới - "Văn hoá Thần Sa", có niên đại trên dưới 3 vạn năm, lần đầu tiên tìm được ở Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học trong nước và thế giới. 


Hàng chục ngàn hiện vật từ các hang Phiêng Tung, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, hang Thắm Choong, Nà Ngùn và Mái Đá Ranh... ở Thần Sa, với những công cụ cuội được ghè đẽo như: Mảnh tước, rìu tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt rìa, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò... Đặc biệt là việc tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn là những tư liệu quý giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng.



Mái Đá Ngườm, một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa nằm trên sườn dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung chừng 1km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ cao chừng 30m, rộng 60m. Hố khai quật di chỉ Ngườm cho thấy có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2... ở tầng thứ 3 thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm. Và ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngườm. Những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kỹ thuật gia công lần thứ 2 giống như công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hóa Mút-xchi-ê, nền văn hóa tiêu biểu cho thời đại trung kỳ đá cũ.

Do có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học, có một vị trí đặc biệt trong việc tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của con người nguyên thủy trên đất nước ta nói riêng và cả vùng Đông Nam á nói chung, khu di tích khảo cổ học Thần Sa đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia.


Đến với Thần Sa hôm nay, ta như đến với một phong cảnh hùng vĩ của những dãy núi đá với những cánh rừng nguyên sinh trên các tầng đá vôi cao ngút thả bóng xuống dòng sông Thần Sa xanh biếc. Ta có thể thả hồn trong tiếng gió hú trong mái đá và tiếng nước chảy để suy ngẫm về cuộc sống người xưa, chỉ có ở nơi đây ta mới có cảm giác con người quả là nhỏ bé so với cảnh núi non hùng vĩ. Đến với Thần Sa để tận mắt ngắm những bản người Tày với những mái nhà sàn xinh xắn nằm ẩn mình dưới tán cây sát chân núi đá vôi mà không đâu có được. Thần Sa xưa và nay vẫn luôn tiềm ẩn biết bao điều.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Kinh nghiệm du lịch Jeju

Du lịchJeju - hòn đảo tình yêu lãng mạn của Hàn Quốc bước vào Xuân lại càng trở nên quyến rũ, xứng đáng là một trong những điểm đến trăng mật hấp dẫn nhất Châu Á. Cùng GSV Travel tìm hiểu một số thông tổng quan về du lịch Jeju Hàn Quốc sau đây nhé!

Thông tin chung về Jeju

Diện tích: 1.845,55 km² 
Dân số: 560.000 Người (Số liệu năm 2004)

Điểm tham quan nổi tiêng: Các bãi biển, Núi Halla, Đảo Bò, Bảo tàng Gấu Bông, Jeju Loveland...
Du lịch Seoul đến thành phố thơ mộng điểm du lịch Hàn Quốc nổi tiếng được mệnh danh là hòn đảo của hòa bình. Đến đây dường như mọi thứ đều lắng đọng, thư thái. Nơi đây có thể coi là thiên đường của các cặp vợ chồng đến hưởng tuần trăng mật và những đôi trẻ hẹn hò. Cùng Du lịch Việt Nam tham khảo một số thông tin tổng quát về du lịch Jeju Hàn Quốc.



Đảo Jeju (hay còn gọi là Jejudo) là hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc và cũng là tỉnh nhỏ nhất của đất nước xứ kim chi. Hòn đảo du lịch jeju Hàn Quốc được hình thành từ những đợt phun trào núi lửa nên nhìn đâu trên đảo cũng thấy đá. Đá trên đảo Jeju có màu đen, xốp, nhẹ và hút nước. Đá rải khắp nơi trên đường, nhất là xung quanh những vườn quýt đặc sản của Jeju. Cư dân ở đây còn lấy đá để xây nhà, đắp thành cổng và làm hàng rào bao quanh, dùng đá xây cột mốc phân giới giữa làng này và làng kia. Du lịch Jeju thiên đường nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách trên thế giới.

Các điểm nổi bật ở Jeju

Núi Halla là dãy núi được hình thành từ miệng núi lửa trên mặt biển. Đây là ngọn núi nổi tiếng thu hút khách du lịch jeju bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ nơi đây. Với độ cao hơn1.950 mét, núi Halla được gọi là “nóc nhà của Hàn Quốc” một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Jeju triệu lượt khách du lịch hàng năm. Du khách tham quan ngọn núi còn có cơ hội chiêm ngưỡng miệng núi lửa nay đã trở thành hồ nước trên đỉnh núi và ngắm vẻ đẹp toàn cảnh bên dưới.

Núi Halla ở Jeju

Ngọn núi nằm trong khu công viên quốc gia Hallsan và từng được công nhận là di sản của UNESCO nhờ có sự đa dạng sinh học. Tại đây, có tới hơn 1.800 loài cây và hàng nghìn loài động vật. 

Đảo Bò được ví là hòn đảo ngọc thuộc đảo Jeju nhờ vào các thắng cảnh đặc sắc. Người dân địa phương nói rằng, hòn đảo trông giống như một con bò đang nằm ngủ nên mới được gọi là đảo Bò. Ngày nay, ngành du lịch Jeju trên đảo Bò rất phát triển. Đến đây, một trong số những điểm du lịch nổi tiếng tại Jeju có bãi cát đen và vịnh cát trắng dài tuyệt đẹp.

Đảo Bò ở Jeju

Bãi biển ở Jeju được khách du lịch Jeju yêu thích nhất ở khi đến hòn đảo tình yêu này đó là Hyeopjae và Jungmun. Biển có màu nước xanh thẳm, bãi cát trắng muốt với hình dáng núi Halla thấp thoáng làm nền. Cả hai bãi biển đều sở hữu những hang động cho du khách thích khám phá. Ở bãi biển Jungmun, bạn cũng có thể thử nghiệm những trò chơi dưới nước như lướt sóng, lặn biển…

Bãi biển ở Jeju


Bảo tàng Gấu Bông là điểm du lịch Jeju Hàn Quốc lý tưởng dành cho những gia đình có con nhỏ. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những bức tranh nổi tiếng hay các mô hình với nhân vật chính là những chú gấu bông cực kỳ xa xỉ. 

Bảo tàng Gấu Bông

Jeju Loveland là một điểm du lịch Jeju không nên bỏ lỡ khi đến hòn đảo Jeju. Đây là công viên tình yêu thu hút khách du lịch thế giới, đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng các đôi tình nhân trong nhiều tư thế yêu đương bỏng mắt và khôi hài. Jeju Loveland chính là một trong những khu vui chơi chính mang lại danh tiếng cho hòn đảo. 

Công viên tình yêu ở Jeju

Thời tiết ở Jeju

Do ở tận cùng cực Nam của Hàn Quốc, đảo Jeju có khí hậu đại dương ôn hòa quanh năm với nhiệt độ trung bình ổn định nhất trong cả nước. Tháng nóng nhất, nhiệt độ không quá 33 độ C, còn vào mùa đông, không thấp hơn 1 độ C. Chính vì vậy, thời điểm mùa xuân và mùa thu là thời điểm đi du lịch Jeju Hàn Quốc.

Văn hóa lễ hội ở Jeju

Văn hóa lễ hội trên hòn đảo xinh đẹp này có nhiều nét đặc sắc thu hút khách du lịch Jeju khám phá. Các lễ hội ở Jeju thường được tổ chức quanh năm thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến vui chơi và tìm hiểu văn hóa lâu đời tại hòn đảo được mệnh danh là điểm du lịch Hàn Quốc nổi tiếng nhất. Đến Jeju du khách sẽ được tham gia lễ hội thường vào đầu năm nhằm cầu sức khỏe và vụ mùa bội thu cho năm mới. 

Pháo hoa rực sáng trong lễ hội đầu năm mới ở Jeju

Ẩm thực món ăn ngon ở Jeju

Ẩm thực Hàn Quốc nói chung và ẩm thực đảo Jeju nói riêng có nhiều nét đặc trưng. Ở Jeju do đất nông nghiệp không nhiều, người ta thường chỉ trồng những loại ngũ cốc như kê, lúa mì, đậu xanh, khoai tây, khoai lang... Rau xanh, tương và tảo biển được dùng làm vật liệu nấu các món ăn phụ như nước chấm, nước sốt... còn thịt thì chủ yếu là thịt heo và thịt gà. Món ăn nổi tiếng ở Jeju bào ngư và quýt. Ngày xưa thường là món ăn dâng lên vua chúa và hiện vẫn là món ăn nổi tiếng của vùng.

Mua sắm ở Jeju

Nếu có dịp đi du lịch Jeju bạn có thể mua linh chi Hàn Quốc chính hiệu tại hòn đảo này. Không như nhiều nơi khác trên đất nuớc hàn Quốc. Không như nhiều nơi khách trên đất nước Hàn Quốc du khách nếu không am hiểu sẽ dễ bị mua nhầm Linh Chi, Ở Jeju bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này bởi ở đây Linh chi được nhà nước Hàn Quốc Tuy nhiên, ở đây đa phần chỉ bán cao linh chi chứ không bán linh chi tươi. Một lọ 800gram giá khoảng 35.000won (tương đương 630.000 đồng Việt Nam).

Trại nấm Linh Chi ở Jeju Hàn Quốc


Với những thông tin tổng quát về du lịch Jeju Hàn Quốc mà GSV Travel cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến du lịch Jeju Hàn Quốc thú vị và đầy ý nghĩa.

Dạo phố Tapdong về đêm để trải nghiệm cuộc sống nhộn nhịp


Phố Tapdong một điểm đến du lịch Jeju chắc chắc mọi du khách không thể bỏ qua trong những ngày nghỉ trên hòn đảo kỳ diệu này. Tới đây bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc sống thực nhất của những người dân Jeju. 

Đảo Jeju đã quá nổi tiếng khi nhắc tới hành trình du lịch đất nước Hàn Quốc lãng mạn, tới đảo sẽ có rất nhiều điểm thăm quan và hoạt động vui chơi dành cho bạn. Ngoài những kỳ quan thiên nhiên hung vĩ nên thơ, hãy cùng GSV Travel khám phá một Jeju sôi động nhất trên con phố Tapdong nhé.

Dạo phố Tapdong về đêm để trải nghiệm cuộc sống nhộn nhịp 


Đảo Jeju là món quà tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng cho đất nước Hàn Quốc xinh đẹp vốn được biết đến bởi những thước phim tình cảm vô cùng lãng mạn. Với diện tích 1.800 km2, du lịch đảo Jeju yên bình, sau ngày dài vui chơi với đại dương bao la cùng vô số cột đá bí hiểm, linh thiêng và kỳ thú. Đã đến lúc bạn tới con phố náo nhiệt Tapdong để tiếp tục có những trải nghiệm tuyệt vời khó quên khác.

Bạn yêu thích và muốn trải nghiệm ẩm thực Hàn Quốc? Bạn đam mê shopping? Bạn muốn khám phá những nét sống chân thực và đời thường nhất của người dân Jeju? Nếu câu trả lời là 3 có thì không nơi nào tuyệt vời hơn chính là con phố Tapdong - một trong các địa điểm du lịch Jeju được hầu hết du khách yêu thích. 

Tha hồ thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc trên còn phố Haechip street 


Còn được biết đến với tên gọi "Haechip Street" là nơi đây tập trung phần lớn các khách sạn, nhà hàng sang trọng để thưởng thức những bữa ăn hải sản đặc biệt tươi ngon; là thiên đường mua sắm của xứ kim chi với vô số trung tâm thương mại quy mô lớn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm và hàng thủ công địa phương san sát hai bên đường đủ để thoả mãn nhu cầu mua sắm của du khách. 

Không những vậy, Tapdong còn là một trung tâm giải trí vô cùng nhộn nhịp huyên náo với hàng loạt các câu lạc bộ về đêm, quán bar, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và thú vị diễn ra hàng đêm tại Trung tâm Nghệ thuật Bờ biển Jeju (Cheju Seaside Art Center).

Đến với phố Tapdong bạn còn được ăn những món hải sản tươi ngon nhất


Trong hành trình tour du lịch Hàn Quốc của mình, đặc biệt tới Jeju và tản bộ phố Tapdong chắc chắc sẽ giúp bạn cảm nhận được nhịp sống sôi động thú vị nơi đây, hiện đại nhưng không mất đi những nét truyền thống rất riêng của người Hàn Quốc nói chung và người Jeju nói riêng.

Trải nghiệm cùng mua sắm, thưởng thức các món hải sản mang hương vị Hàn Quốc và được giao lưu với những con người bình dị nơi đây, chắc chắn sẽ để lại những khoảnh khắc khó quên cho mọi du khách khi một lần đặt chân đến con phố Tapdong nổi tiếng này.