Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Vẻ đẹp mộng mơ trữ tình của thôn Vĩ Dạ

Một lần đến với Huế, thăm thôn Vĩ Dạ là một lần thương nhớ hoài niệm về mảnh đất và con người xứ Huế...

Vĩ Dạ là một làng ven phố được bao bọc bởi hai dòng Hương Giang và Như Ý ở phía Bắc và phía Tây, của dòng sông đào Lại Thế ở phía Đông, của cánh đồng lúa trải rộng ở hướng Nam.

Màu xanh của nương ngô, của khóm trúc, vườn cau đôi bờ sông và ánh trăng trên dòng nước lặng lờ ấy đã tạo nên một Vĩ Dạ thôn giữa lòng xứ Huế.


Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi vùng đất cố đô này là "lãng mạn Việt Nam". Thiên nhiên, đất trời nơi đây như tranh vẽ, thể hiện sự sắp xếp tài hoa của tạo hóa.

Bởi vậy đến thôn Vĩ Dạ, lữ khách du lịch Huế 5 ngày có thể thấy một chút xôn xao của phố thị, sự yên bình của đồng lúa, ngọn gió mát từ những dòng sông và cả thoảng mùi biển mặn của gió biển Thuận An.

Xưa ,Vĩ Dạ là một địa danh nên thơ, một làng nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ, một vùng quê hương sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa, đã từng là đề tài sáng tác cho các thi nhân khắp nước.

Từ Đập Đá đi xuống Vĩ Dạ, phía bên phải là đồng lúa phì nhiêu, bờ tre xanh ngắt. Đến mùa lúa chín, cánh đồng trông như những đợt sóng vàng, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời mỗi khi có gió nhẹ lướt qua.

Thôn Vĩ ôm cả hòn ngọc xanh Cồn Hến. Dòng sông Hương khi xuôi về biển cả đã gửi về thôn Vĩ những lớp phù sa tích góp của cuộc hành trình như món quà thơm thảo cho hoa đồng cỏ nội. Cũng ít có nơi nào như Vĩ Dạ, đứng ở đầu thôn mà lại có thể nhìn đến chân trời.

Xuôi dòng Hương Giang để đến với Vĩ Dạ. Nơi ấy, dòng sông Hương bị Cồn Hến chia đôi con nước thơ mộng và chính sự chia cắt ấy đã làm nên một Cồn Hến cho kẻ nhớ, người thương.

Cồn Hến nằm ở hạ nguồn sông Hương thơ mộng, nổi tiếng với đặc sản cơm, bún hến của riêng Huế. Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều xúc cảm. Đó là mảnh đất thơ mộng mà nhà thơ lãng mạn Hàn Mặc Tử đã từng có Thôn Vĩ Dạ diễm cảnh, chất tình.


Người đến Huế thì nhiều nhưng không mấy người bỏ thời gian tìm về thôn Vĩ, nhưng du khách tour hè 2018 nào đã từng đến nơi đây hẳn sẽ có thật nhiều cảm xúc về một ngôi làng mộc mạc, như nốt trầm bên dòng sông Hương bao đời thơ mộng.

Bao đời nay, cồn Hến vẫn có những nhịp sống bình dị, đãi hến để làm nên đặc sản riêng biệt của vùng đất trầm mặc.

Gọi là cồn Hến, bởi ở vùng này có rất nhiều hến và là loại hến ngon ngọt đặc biệt không nơi nào có mà người ta vẫn gọi là “hến sông Hương”. Hến sông Hương làm nên những thứ cơm hến, bún hến, hến xào… trứ danh mà ở các vùng miền khác, dù là dân Huế đến làm với nghề chế biến gia truyền vẫn không tạo ra được. Tôi hiểu vì sao mà ở Sài Gòn, đi vào những nhà hàng Huế sang trọng, vẫn thấy không ngon như ngồi bộ bàn ghế nhựa giản dị, dưới khóm trúc, hàng cau… nhìn ra mặt sông xanh ngắt và nếm thứ hến nhỏ li ti ngọt mát, ăn ly chè bắp thơm nồng.

Sông Hương trải rộng đến thượng ngàn, mở ra tầm mắt hướng đến chân trời phía Tây, nơi Trường Sơn xanh ngắt dưới tầng mây bạc cũng là nơi ánh mặt trời lặn xuống cho Vĩ Dạ nhuộm một ánh vàng trước khi ngã sang màu tím biếc của hoàng hôn.

Gần hơn trên đường hướng đến chân trời ấy là những nhịp cầu Trường Tiền, là chợ Đông Ba, là phố cổ Gia Hội, là những con đò chìm nổi Hương Giang.

Nếu có dịp đến cồn vào buổi sáng sớm, khi một chút nắng vừa lên nhưng sương vẫn tỏa trên mặt sông, nhạt nhòa một màu hư ảo, bạn có thể hiểu vì sao Hàn thi sĩ đã phải thốt lên: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”.

Những buổi chiều tà, người lữ khách có thể thả lòng mình bên dòng sông Hương êm đềm với vẻ đẹp như thách thức thời gian, để mọi ưu phiền trôi theo dòng nước.


Huế đẹp. Ai cũng đồng tình. Nhưng nhiều vẻ đẹp của Huế vẫn chưa được du khách tỏ tường. Bởi nét đẹp của Huế là nét đẹp của sự “dịu dàng pha lẫn trầm tư”…

Vĩ Dạ mang hình ảnh của một “Huế đẹp, Huế thơ”. Tuy chân chất, mộc mạc nhưng mang trong mình nét đẹp của quê hương với cảnh sắc mây trời hòa hợp với con người xứ Huế.

Vĩ Dạ mang trong mình tiếng thầm lúc nhẹ nhàng, lúc khắt khoải. Hãy đến với Huế để cảm nhận những thi vị vốn rất mộc mạc mà mang đậm nét hoài cổ.

Thôn Vỹ bây giờ không còn đẹp mộng mơ như xưa, dưới ngòi bút của nhà thơ Hàn Mặc Tử để ai đó phải khắc khoải câu thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ. Thôn Vĩ nay đã lên phường, nhưng trào lưu không xoá nhoà hết được những gì đã ăn sâu vào tâm tưởng của người dân xứ Huế.

Vỹ Dạ có phong cảnh nên thơ, có dòng sông xanh, có những thiếu nữ thướt tha duyên dáng, những chàng trai phong nhã, đa tình luôn mời gọi lữ khách một lần về chơi thôn Vĩ.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Dấu ấn pha trộn văn hóa độc đáo của phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

Hội An xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… đã biết đến từ thế kỷ 16 – 17. Hồi đó thương cảng Hội An thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á.

Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa tiền Sa Huỳnh – đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15).


Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.


Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương…

Bước vào Hội An, du khách tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm như đang quay ngược thời gian quay về quá khứ, nhịp sống nơi đây trôi đi một cách chậm rãi, không ồn ả… và một cảm giác thanh bình hiếm có trong cuộc sống dường như đã đến với bạn…

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Bún rạm - Thứ đặc sản dân dã đi vào lòng người của Quy Nhơn

Con tôm, con rạm của đầm Trà Ổ (Phù Mỹ, Bình Định) được người dân nơi đây khéo léo chế biến ra món bún có một không hai, ăn một tô lại muốn thêm một tô nữa. Thứ bún dân dã ấy trở thành đặc sản của miền quê này.

Nguyên liệu của món bún tôm, bún rạm Phù Mỹ là phải tôm, rạm của chính đầm Trà Ổ mới có được vị ngọt, vị thơm. Cách chế biến bún không khó, chỉ phức tạp ở khâu ép bún. Bún trong món này phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Để có cọng bún ngon, người ta ngâm gạo trong nước một ngày một đêm mới đem xay thành bột sau đó cho vào máy ép bún. Thực khách tour Quy Nhơn 4 ngày ăn tới đâu thì ép bún tới đó. Bún được ép ra trên nồi nước gạo đun sôi rồi vớt ra để ráo, cho vào tô.


Tôm phải lựa tôm đất ngon, ngọt để nguyên vỏ giã nhuyễn rồi ướp gia vị. Trụng tôm với nước gạo sôi như cách người ta làm bún bò tái, quậy đều tô nước cho tôm chín rồi cho vào tô bún. Nêm nếm chút gia vị, hành ngò, đặc biệt phải có muối ớt bột thì mới đúng vị bún tôm. Tô bún nóng ngào ngạt hương ăn kèm với bánh tráng gạo nướng chín, ngày nắng ăn mát ngọt, ngày mưa vị cay cay ăn đến đâu hít hà sảng khoái đến đấy.

Ban đầu khách có thể chưa quen với món bún có phần đơn điệu này, nhưng khi ăn, vị ngọt tự nhiên của tôm, của nước gạo, của sợi bún quyện vào nhau tạo nên một hương vị thật đặc biệt, chiều lòng được những người sành ăn nhất. Nhiều người ăn bún tôm Phù Mỹ đến ghiền, chỉ biết gật gù món bún ăn no mà không ngán. Đã ăn một tô phải ăn thêm tô nữa mới đã cơn thèm.

Bún rạm lại thêm một chút kỳ công. Rạm của đầm Trà Ổ ngâm, rửa sạch, xay nhuyễn chắt lấy nước như riêu cua. Đem nước rạm nấu lên, cho thêm dầu ăn, hành phi và nêm nếm gia vị. Nước rạm để riêng, tô bún để riêng. Bún rạm có thêm rau sống và xoài xanh, đậu phộng rang nguyên hạt. Chế nước rạm vào tô từng chút, từng chút, ăn đến đâu chế nước đến đó. Nước rạm béo mà không ngậy, có rau sống và xoài xanh chua ngọt đi kèm.


Trước đây, muốn ăn bún tôm, bún rạm Phù Mỹ chính gốc du khách tour Hà Nội Quy Nhơn phải đi quãng đường 60km tới nơi để thưởng thức. Những lần đi công tác qua huyện Phù Mỹ, chúng tôi đều dừng chân tìm ăn bún tôm, bún rạm. Bây giờ, ở Quy Nhơn đã có quán bún tôm, bún rạm của người Phù Mỹ chế biến, hương vị ngon, ngọt chỉ có hơn mà không kém. Chủ quán bún tôm, bún rạm Mỹ Hạnh (đường Ngô Gia Tự, Quy Nhơn), nói: “Thành công của món bún này là nguyên liệu, phải là tôm, rạm của đầm Trà Ổ, phải là bún tươi đun sôi trên nước gạo thì mới có hương vị của bún tôm, bún rạm Phù Mỹ.

Loanh quanh khắp thành phố Quy Nhơn, không dưới 10 quán bún tôm, bún rạm Phù Mỹ nên thực khách có thể thoải mái thưởng thức. Giá thành món bún này cực kỳ bình dân, tô bún lớn 18.000đ/tô, tô bún nhỏ 16.000đ/tô cho cả bún tôm, bún rạm.