Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Vẻ đẹp ẩn mình giữa đại ngàn của thác Grăng

Thác Grăng là điểm đến hấp dẫn của du lịch Hội An trong dịp hè này. Bạn sẽ được ngâm mình trong làn nước mát lạnh giữa không gian thiên nhiên trong lành.

Du lịch Hội An vào dịp hè, bạn sẽ được tắm mát, thư giãn tại thác Grăng. Nhiều người đi Hội An hay ví nơi này như một nàng tiên xinh đẹp ẩn mình giữa đại ngàn.


Thác Grăng nằm ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Chuyện kể rằng ngày xa xưa đây là con thác đẹp chưa ai khám phá, ở dòng suối dưới chân thác có loài cá hiếm tên là cá grăng (cá chiên). Cứ mười mùa rẫy một lần, những con cá grăng đầu đàn khỏe nhất phải vượt qua ba tầng thác nơi đây để hóa thành cá thiêng. Chỉ có làm được điều ấy thì cá grăng mới tồn tại.

Năm ấy đến mùa vượt thác lại gặp cơn lũ trái mùa dai dẳng cả tháng trời khiến dòng thác trở nên hung dữ dị kỳ. Những con grăng đầu đàn dù đã vắt cạn kiệt sức lực nhưng không thể nào vượt qua thác dữ. Và chúng đã chết, xác cá grăng trôi đầy bên bờ suối.

Từ đó dân làng gọi tên thác này là thác Grăng và cũng từ đó loài cá grăng không còn tồn tại ở bất kỳ đâu trên sông suối miền thượng du nữa.


Để đến với thác Grăng, bạn cần vượt qua một con đường bộ hành, được tráng xi măng, uốn lượn dọc theo sườn dốc. Sau khi leo qua con dốc dài khoảng 300m, thác Grăng hiện ra với nét hoang sơ giữa núi non điệp trùng. Đứng dưới chân thác nhìn lên, những màn “hơi sương” bay theo chiều gió tạt vào người, một cảm giác mát dịu. Đi qua các dốc hơi mệt, chứ đến đây thì mọi mệt mỏi đều tan luôn, nói chung là “phê” lắm. Chuyến du lịch Hội An trở nên thật đáng nhớ.

Cảm nhận đầu tiên là tiếng thác đổ ầm ầm, không khí trong lành, mát rượi do có hơi nước của thác, tiếp theo là độ hùng vĩ của thác, rất đẹp. Thác Grăng không chỉ có một thác nước, mà là cụm thác ba tầng, bởi thế nhiều người vẫn hay gọi là “tam thác Grăng”. Nước luôn tuôn chảy ào ạt, va vào vách đá, rồi lại lọt qua những khe đá lớn nhỏ tạo thành dòng suối.

Riêng người dân tộc gọi thác này là Đạ G’răng – Theo giải nghĩa của dân bản địa thì chữ “Đạ” nghĩa là sông, suối, còn chữ “G’răng” trong thổ ngữ CaTu (Cơ Tu) có nghĩa là con cá chiên.


Thác Grăng được so sánh ví von như dải lụa mềm óng ả vắt ngang sườn núi, những bụi nước li ti từ thác đổ xuống sáng rực lấp lánh. Nằm giữa rừng núi trùng điệp cheo leo dốc đá, thác Grăng như nàng sơn nữ đẹp hoang dã, huyền bí, thu hút mọi ánh nhìn. Vẻ đẹp của thác chẳng có bức tranh nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có trực tiếp ngắm nhìn mới cảm nhận được những rung cảm mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên này thôi.

Giữa khung cảnh có núi, có cây lại có thác có suối, bầu không khí ở đây vô cùng trong lành. Những âm thanh xào xạc của cây cối giữa núi rừng, những tiếng chim hót ríu rít, tiếng nước chảy len lỏi ở suối, tiếng nước đổ ầm ầm từ thác cao… và có vài  món nướng thưởng thức và “sống ảo” thì còn gì bằng?

Đây chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hội An. Vừa tắm mát thư giãn, vừa check-in cảnh đẹp thì quả là tuyệt vời.

Chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc của Cù lao Xanh

Hải đăng Cù lao Xanh: được xây dựng từ năm 1890 trên đảo Cù lao Xanh thuộc thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Hải đăng Cù lao Xanh nằm ở độ cao 118m so với mực nước biển, trong đó tháp đèn cao 16m hình trụ tròn được xây bằng đá tảng lớn, sơn 3 khoang trắng - đen - trắng.

Hải đăng Cù lao Xanh là đèn độc lập với tầm hiệu lực chiếu sáng 27 hải lý ban ngày lẫn ban đêm, tâm sáng 119m, tín hiệu ánh sáng trắng chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12 giây.


Hải đăng Cù lao Xanh chỉ vị trí đảo Cù lao Xanh (tỉnh Bình Định), giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Bình Định, Phú Yên định hướng và xác định vị trí của mình, ngoài ra nó còn có mục đích quan trọng là xác định chủ quyền đất nước.

Du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên đứng từ trên đỉnh núi dưới chân ngọn hải đăng nhìn xuống, Cù Lao Xanh đẹp như một bức tranh với màu xanh chủ đạo trải dài từ những ngọn dừa đong đưa trong gió, lan tỏa trên những cây bàng non chạy dọc bờ biển và ngút ngát trên mặt biển mênh mang bất tận.

Bãi trước là cát trắng nhìn vào đất liền, nơi cư dân trên đảo sinh sống, còn bãi sau toàn đá. Những tảng đá khổng lồ xếp chồng lên nhau quanh năm chống chọi với gió hú và sóng gầm. Xa xa là bọt sóng và bụi nước tung lên trắng xoá cả một vùng trời biển.


Từ ngọn hải đăng, du khách tour hè 2018 đi men xuống theo hướng tây bắc là suối Giếng Tiên. Tên suối xuất phát từ một truyền thuyết kể rằng, xưa kia vào những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời hay xuống suối để du ngoạn, tắm mát và vui đùa rồi mới bay trở về trời. Có dịp tới đây, du khách hãy một lần đến tắm ở suối để cảm nhận được vị ngọt tinh khiết của nước suối và hương vị mặn mòi của biển cả phảng phất trong không khí

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Vẻ đẹp độc đáo nên thơ của chùa Lò Gạch

Dưới chân núi Bình San, gần lăng Mạc Cửu, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, có chùa Phật Đà thường được người dân địa phương gọi là chùa Lò Gạch.

Ban đầu, vào năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và dựng một tịnh thất nhỏ bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất nền cái lò gạch bỏ hoang. Năm 1949, hòa thượng cùng với vài đệ tử rời chùa sang Campuchia để hoằng đạo. Một năm sau đó, ngài trở về quê hương và tham gia kháng chiến chống Pháp. Khoảng năm 1954, hòa thượng viên tịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu.


Do chiến tranh kéo dài, trải qua nhiều năm tháng không người chăm sóc, tu bổ nên chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Vào tháng 9/1993, chùa Lò Gạch mới được khởi công xây dựng lại và đến năm 2009, chùa lại được trùng tu khang trang như hiện nay.

Với lối kiến trúc hài hòa, trang nghiêm, thanh nhã, chùa Phật Đà làm tăng thêm vẻ đẹp nên thơ của thắng cảnh Bình San điệp thúy ở vùng đất Hà Tiên thập cảnh.

Đến Hà Tiên, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm thường ghé vào chùa Lò Gạch viếng thăm, chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…


Du khách sẽ rất ngạc nhiên với cảm giác khi bước vào bên trong ngôi chánh điện kiểu lò nung gạch. Có tượng một vị bồ tát cầm phương trượng, nét mặt từ bi, tự tại mang hình tượng ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở chốn âm cung. Cũng có du khách du lịch hè 2018 cho rằng đó là pho tượng ngài Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên, khi đã đắc đạo hóa thân thành bồ tát…