Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Du lịch Nghệ An dạo bước Đền Làng Rào

Hưng Nguyên là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, tự hào có nhiều di tích lịch sử lễ hội. Từ khi có Nghị quyết TW 5 khóa 8, các di tích lễ hội đã được khôi phục nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tưởng nhớ công đức các vị phúc thần địa chỉ ưa thích của khách du lịch Nghệ An. Tiêu biểu như đền ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh; đền Thanh Liệt xã Hưng Lam; chùa chợ Hến ở Hưng Yên Bắc; đền Vua Lê xã Hưng Khánh; đền Làng Rào ở xóm 7 xã Hưng Đạo

Lịch sử ngôi đền

Đền Làng Rào còn có tên gọi là đền Nhà Quan ở xóm 7 xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Cách đường QL 46 khoảng 1.500m về phía Nam). Ban đầu, đền là một ngôi miếu thờ một vị Tướng đức thánh, người có công đánh giặc giỏi, là một thầy thuốc tài ba cứu muôn dân trăm họ. Theo tương truyền: có những người mắc bệnh nan y, mụt nhọn mà thuốc trần không chữa được nhưng đến cửa đền với tâm linh tốt thì chỉ một đạo phù là khỏi bệnh ngay. Quan niệm ngài linh ứng có tâm linh cầu gì được nấy như: cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, sống lâu…Ngài là đèn trời soi tỏ, cưỡi mây, rẽ gió về trần cứu nạn, cứu khổ cho dân được nhờ. Tiếng vang linh thiêng và tấm lòng mến mộ Ngài được du khách thập phương gần xa biết nên du khách về cầu ngày một đông. Ngôi đền đã cùng với nhân dân địa phương trải qua bao thăng trầm của lịch sử, năm 1938 nhân dân đã xây dựng lại đền khá lớn. Đền có đôi câu đối bằng chữ Nôm như sau:

“Khí chính ngàn thu nền cửa tướng
Gió hòa tám cõi đức nhà quan”

Kiến trúc Đền Làng Rào

Đền ở vị trí đẹp, không gian thoáng, rộng, phong cảnh hữu tình; là nơi giao nhau của 2 con sông đào uốn lượn cùng dọc cây lộc vừng cổ thụ in bóng nước đồng quê. Tuy nhiên, do lịch sử trong một giai đoạn nhìn nhận quan niệm về giá trị lịch sử văn hóa tâm linh chưa đúng nên đền bị xuống cấp trầm trọng chỉ còn lại một tòa Thượng điện.

Từ năm 1992 do tính linh thiêng của đền nên cán bộ và nhân dân xóm 7 được sự quan tâm của các cấp chính quyền cùng với du khách du lịch Cửa Lò thập phương với tấm lòng mến mộ đã đóng góp công đức tu bổ tôn tạo xây nên 3 tòa để hành lễ, phục vụ cho việc giữ gìn bản sắc và hoạt động tâm linh.

Cây đa trước cổng đền

Nhờ có tiếng lan truyền cũng như linh nghiệm, du khách thập phương trong cả nước về cầu Đức thánh ngày càng đông. Mặc dù không phải chính lễ của đền (11/10 Âm lịch) nhưng vào các ngày đầu năm, ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng du khách đến cầu tài, xin lộc, giải hạn rất đông. Đền Làng Rào là một di tích có tính linh thiêng lớn và là điểm tâm linh phục vụ nhu cầu tinh thần cho cả cộng đồng. Để quản lý lâu dài và phát huy tốt hiệu quả trên cơ sở thực trạng cần nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ như: Mở rộng khuôn viên, hệ thống giao thông, công tác tuyên truyền được chú trọng. Vì vậy cần có cơ chế quản lý phù hợp đảm bảo tính nguyên tắc, Nhà nước chỉ đạo quản lý điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện trên cơ sở luật Di sản văn hóa và Quy chế lễ hội. 

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; thắp hương, đốt vàng mã đúng quy định cần được tuyên truyền thường xuyên. BTC tránh nặng về khai thác nguồn lợi mà làm sai lệch bản chất nội dung tính thiêng liêng của di tích, của lễ hội; tổ chức các hoạt động dịch vụ, đảm bảo khoa học mỹ quan. Cần có thái độ lịch sự, vui vẻ, có văn hóa, xây dựng đội nhạc tế lễ và quy trình tế lễ trang nghiêm. Sử dụng nguồn thu đúng mục đích phục vụ công tác tu bổ, trùng tu, quản lý và hoạt động lễ hội. Đền Làng Rào nếu được nâng cấp tu bổ khang trang đẹp đẽ hơn, quản lý tốt, phù hợp có hiệu quả chắc chắn tương lai gần đây sẽ là điểm văn hóa gắn với du lich Sam Son góp phần phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa cho địa phương./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét