Thiền viện Trúc lâm là công trình kiến trúc thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này lúc đầu được hình thành ở vùng núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, sau này phát triển và lan truyền đến hầu hết các vùng miền có Phật tử sinh sống ở nước ta. Một trong những ngôi thiền viện đẹp nhất Việt Nam không thể không nói đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 85km về phía Tây. Đây là một trong ba Thiền viện lớn nhất Việt Nam được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên Cổ Tự. Vĩnh Phúc cũng được xem là một trong những nơi phát sinh sớm nhất của Phật Giáo Việt Nam. Được biết vào khoảng thế kỷ thứ III, ngay tại khu Thiền Viện này đã từng tồn tại một ngôi cổ tự.
Đây là một công trình kiến trúc rộng lớn gồm nhiều khu vực khác nhau, được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, toàn bộ cột trong Thiền viện điều được dùng từ gỗ tròn, sân và sàn đều được lát bằng gạch tàu. Không chỉ thu hút bằng kiến trúc đẹp mà ngôi Thiền viện này còn sở hữu chung quanh một khung cảnh thiên nhiên diễm lệ chẳng khác nào tiên cảnh. Do nằm ở vị trí cao nên chung quanh thiền viện Tây Thiên lúc nào cũng được bao phủ bở mây và sương mù mờ ảo. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể đắm mình giữa bạc ngàn đồi núi nhấp nhô cùng muôn trùng cây cỏ xanh mơn mởn. Quang cảnh tuyệt đẹp nơi đây sẽ đem lại cho du khách tour lễ hội 2019 cảm giác bình yên, thanh thản, trải lòng với thiên nhiên khi vãn cảnh chùa.
Ngày hội chính ở đây được tổ chức vào 14 tháng 2 âm lịch hằng năm. Vào ngày rằm mỗi tháng tại đây đều có rất nhiều Phật tử đến dâng hương cúng bái. Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày đều có hàng nghìn khách hành hương đến vãn cảnh chùa du lịch Tây Thiên 1 ngày.
Tuy nằm ở núi cao, nhưng đường đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng không mấy khó khăn. Từ Hà Nội đi theo hướng Tây Bắc lên chân dãy Tam Đảo, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo khoảng 74km. Từ đây rẽ trái để đi Tây Thiên 11km, nếu rẽ phải là lên Khu nghỉ mát Tam Đảo. Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, vượt qua chín con dốc, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét