Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Quảng cảnh nước non hùng vĩ của thiền viện Tây Thiên

Thiền viện Trúc lâm là công trình kiến trúc thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này lúc đầu được hình thành ở vùng núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, sau này phát triển và lan truyền đến hầu hết các vùng miền có Phật tử sinh sống ở nước ta. Một trong những ngôi thiền viện đẹp nhất Việt Nam không thể không nói đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở tỉnh Vĩnh Phúc.


Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 85km về phía Tây. Đây là một trong ba Thiền viện lớn nhất Việt Nam được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên Cổ Tự. Vĩnh Phúc cũng được xem là một trong những nơi phát sinh sớm nhất của Phật Giáo Việt Nam. Được biết vào khoảng thế kỷ thứ III, ngay tại khu Thiền Viện này đã từng tồn tại một ngôi cổ tự.

Đây là một công trình kiến trúc rộng lớn gồm nhiều khu vực khác nhau, được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, toàn bộ cột trong Thiền viện điều được dùng từ gỗ tròn, sân và sàn đều được lát bằng gạch tàu. Không chỉ thu hút bằng kiến trúc đẹp mà ngôi Thiền viện này còn sở hữu chung quanh một khung cảnh thiên nhiên diễm lệ chẳng khác nào tiên cảnh. Do nằm ở vị trí cao nên chung quanh thiền viện Tây Thiên lúc nào cũng được bao phủ bở mây và sương mù mờ ảo. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể đắm mình giữa bạc ngàn đồi núi nhấp nhô cùng muôn trùng cây cỏ xanh mơn mởn. Quang cảnh tuyệt đẹp nơi đây sẽ đem lại cho du khách tour lễ hội 2019 cảm giác bình yên, thanh thản, trải lòng với thiên nhiên khi vãn cảnh chùa.


Ngày hội chính ở đây được tổ chức vào 14 tháng 2 âm lịch hằng năm. Vào ngày rằm mỗi tháng tại đây đều có rất nhiều Phật tử đến dâng hương cúng bái. Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày đều có hàng nghìn khách hành hương đến vãn cảnh chùa du lịch Tây Thiên 1 ngày.

Tuy nằm ở núi cao, nhưng đường đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng không mấy khó khăn. Từ Hà Nội đi theo hướng Tây Bắc lên chân dãy Tam Đảo, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo khoảng 74km. Từ đây rẽ trái để đi Tây Thiên 11km, nếu rẽ phải là lên Khu nghỉ mát Tam Đảo. Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, vượt qua chín con dốc, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ đến mê hồn của Hòn Thơm Kiên Giang

Một vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên đến mê hồn của đảo Hòn Thơm (Phú Quốc, Kiên Giang) với những bãi cát dài trắng mịn và màu nước biển xanh như ngọc bích... rất dễ "hớp hồn" du khách.
Đảo Hòn Thơm có diện tích 5,7 km2, thuộc quần đảo An Thới, nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Để đến với đảo Hòn Thơm nhanh nhất, du khách du lịch Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm có thể đi chuyển bằng cáp treo vượt biển nối thị trấn An Thới với xã Hòn Thơm vừa được khánh thành vào tháng 2. Hệ thống cáp treo này còn được tổ chức Guinness trao chứng nhận kỷ lục dài nhất thế giới.


Toàn bộ hệ thống cáp treo Hòn Thơm được sử dụng công nghệ cáp treo 3 dây và được đánh giá hiện đại, an toàn nhất thế giới hiện nay. Trường hợp thời tiết xấu, hệ thống sẽ tự động ngưng hoạt động và phát thông báo cho hành khách biết. Cáp treo này có 6 trụ cáp, trong đó trụ lớn nhất T4 có chiều cao 174 m. Với thiết kế gồm 69 cabin, mỗi cabin có sức chứa 30 khách, vận hành ở vận tốc tối đa đạt 8,5m/s, cáp treo Hòn Thơm rút ngắn thời gian di chuyển của du khách từ An Thới đến Hòn Thơm xuống còn 15 phút thay vì 30 phút di chuyển bằng cano trên biển.

Ông Đặng Minh Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun Group cho biết, Phú Quốc vốn được coi là hòn ngọc của du lịch Việt Nam, với những tiềm năng có thể nói khó nơi nào trên thế giới sánh được, kể cả Maldives hay Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan). Trong đó, đảo Hòn Thơm nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc cũng đang được ví như viên ngọc quý của quần đảo này.


“Để thu hút du khách đến Hòn Thơm nói riêng và Phú Quốc nói chung, đơn vị đã tập trung đầu tư vào Hòn Thơm các hạng mục như: Hệ thống cáp treo Hòn Thơm dài nhất Việt Nam, công viên giải trí, công viên nước có quy mô, hành tráng và hiện đại. Ngoài ra, khi đến với Hòn Thơm, du khách còn được trải nghiệm tuyệt vời bên những rừng dừa xanh ngắt cùng bãi biển cát trắng êm ả với màu nước xanh như ngọc”, ông Trường cho biết.

Sau khi rời cáp treo, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm sẽ được tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên đến nao lòng của đảo Hòn Thơm. Chị Lê Mỹ Thanh, du khách từ TP Hồ Chí Minh đến Hòn Thơm lần đầu tiên, cho biết bãi biển ở đảo Hòn Thơm đẹp như tranh, còn cung đường đi cáp treo ra đảo sẽ cho du khách được ngắm trọn 360 độ vùng biển trời và khung cảnh thiên nhiên trên đảo. Những bãi tắm ở đây có cát trắng mịn và nước biển trong xanh như ngọc. Ở trên đảo còn có các rừng dừa già hoang sơ và những bãi đá tự nhiên.

Khám phá không gian nguyên sơ của Phú Quốc

Nhờ khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, biển đẹp và ẩm thực phong phú mà Phú Quốc trở thành "thiên đường" của nhiều du khách .

Bề dày lịch sử


Điều khiến Phú Quốc hấp dẫn khách du lịch chính là bề dày lịch sử của hòn đảo này. Du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm tới đây có thể khám phá nhà tù Phú Quốc - nơi giam giữ những tù nhân Cách mạng. Bên cạnh đó là giếng Ngự - nơi chúa Nguyễn Ánh từng khơi nguồn nước ngọt trong một lần chạy trốn quân Tây Sơn hay đền thờ Nguyễn Trung Trực tại mũi Gành Dầu. 

Thiên nhiên hoang sơ; biển đảo đẹp, thưa vắng


Biển đẹp, trong vắt lại vắng vẻ chính là điểm nhấn khiến Phú Quốc hấp dẫn hơn trong mắt du khách trong và ngoài nước. Đây là nơi lý tưởng để bạn thoát khỏi cảnh chen chúc khi đi nghỉ mát. Hãy tìm đến bãi Sao, bãi Dài, bãi Trường, hòn Mây Rút Trong, hòn Thơm... để tận hưởng khung cảnh biển xanh, mây trắng, nắng vàng.

Tới Phú Quốc, những người yêu thiên nhiên còn được chìm đắm trong không gian xanh mướt, nguyên sơ của những khu rừng. Các hoạt động gắn với thiên nhiên như đi bộ đường dài, lặn biển, leo núi... ở đây cũng khá phát triển giúp cho du khách tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm thực sự thư thái và thoải mái.

Ẩm thực phong phú


Du khách dễ dàng tìm thấy các nhà hàng phục vụ hải sản và đồ uống ngon quanh đảo, đặc biệt tại chợ đêm Phú Quốc và chợ đêm Dinh Cậu. Những món nhất định nên thử là gỏi cá trích, bánh canh cá thu, bún kèn, còi biên mai nướng, cháo nhum, nhum nướng mỡ hành, nấm tràm và hạt é thốt nốt mủ trôm.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Hành trình trekking Tà Chì Nhù săn mây

Chặng đường 7 tiếng leo núi ở Yên Bái khá vất vả nhưng xứng đáng khi bạn được ngắm biển mây, cánh đồng hoa tím bạt ngàn.

Độc giả Minh Nguyễn cùng nhóm bạn vừa có hành trình leo núi Tà Chì Nhù cao 2.797 m tại Yên Bái vào cuối tháng 10. Dưới đây là chia sẻ của bạn về cung đường trekking thú vị này.

Trước đây, tôi chỉ biết có một ngọn núi tên là Tà Chì Nhù nằm ở tỉnh Yên Bái. Tới một ngày, tôi nghe nói ở đó có loài hoa tím trên mây mang tên chi pâu. Những bông hoa tim tím bí ẩn đã thu hút du khách du lịch Yên Bái tìm hiểu thêm về vùng rừng núi đó. Vậy là Tà Chì Nhù nằm trong kế hoạch khám phá của tôi và bốn người bạn.

Chặng 1: Nghĩa Lộ – Mỏ Chì


Xe máy của chúng tôi bon bon chặng đường đèo 30 km từ Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu. Tiếp đến là 10 km từ Trạm Tấu vào Mỏ Chì – điểm xuất phát trekking. Ở 3-4 km cuối cùng, đường đá sỏi nhấp nhô, một bên là suối toàn đá tảng lớn, bên kia là vách núi. Chúng tôi phải lội qua 2-3 con suối cắt ngang đường, nước chỉ sâu khoảng 20 cm nhưng trơn trượt.

Chặng 2: 7 tiếng thử thách người leo núi

Trong team chưa có ai trekking Tà Chì Nhù nên để chắc chắn về sự an toàn của cả đội, chúng tôi thuê porter Thanh – một thanh niên bản địa nhỏ người nhưng hết sức nhanh nhẹn và nhiệt tình. Ngoài dẫn đường, Thanh còn giúp chúng tôi nấu ăn cũng như hỗ trợ vác một phần đồ lều trại. Ngoài đồ ăn nhanh như bánh mì, thịt hộp, xúc xích, lương khô, mì cốc, chúng tôi nhờ Thanh chuẩn bị thêm hai con gà bản và một kg thịt cho bữa tối.

Tà Chì Nhù khéo thử thách ý chí và thể lực người leo núi. Hơn 3 tiếng đầu tiên, chúng tôi leo trong điều kiện dốc dựng đứng và trơn trượt do mây mù quá dày, độ ẩm không khí cao đến nỗi lúc nào cũng là mưa bụi.


Trong điều kiện như vậy, nếu như bạn không có một đôi giày trekking tốt, đủ ma sát, đôi tất dày giảm cọ sát giữa chân với giày cũng như bộ quần áo phù hợp có khả năng kháng nước, thì quả thực bạn sẽ gặp khó khăn với chặng này. Có thể bạn sẽ bỏ cuộc vì chặng đường tiếp theo cũng không đơn giản.

Tới quá trưa, chúng tôi mới đi được một nửa chặng đường đến lán nghỉ cắm trại. Chỉ còn 3 tiếng trước khi trời tối nên cả nhóm phải di chuyển nhanh hơn. Trong khi đó, chân thì mỏi và cảnh thì quá đẹp, ai cũng chỉ muốn dừng lại ngắm và chụp ảnh.

Chặng 3: Tà Chì Nhù

Theo kế hoạch của porter Thanh, chúng tôi sẽ phải dậy từ 4h sáng, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và trekking lên đỉnh Tà Chì Nhù với thời gian 2 tiếng leo lên và một tiếng đi xuống. Và lý thuyết là vậy.


Đúng 4h, chúng tôi dậy, dưới ánh trăng cuối tháng, chúng tôi đã biết mình quả là những người may mắn vì trước mặt 5 đứa là khung cảnh tuyệt đẹp: biển mây bồng bềnh mờ ảo giữa màn đêm sáng ánh trăng sao. Điều kiện hoàn hảo để du khách du lịch Tây Bắc có một khung cảnh bình minh trên biển mây.

Xì xụp vội cốc mì tôm bò khô cay nóng, nhóm lên đường từ 5h. Chúng tôi không cần đèn pin vì trăng quá sáng. Nhóm đi được một tiếng thì mặt trời bắt đầu ló rạng khi mà chưa kịp lên đến đỉnh, chúng tôi quyết định dừng ở một khúc gỗ lưng chừng núi mà ngắm mặt trời lên.

Tiếp tục đi thêm 1,5 tiếng nữa, đúng 7h30, chúng tôi chạm tay được đến chóp inox Tà Chì Nhù 2.979 m. Cảm giác thực sự rất tuyệt khi nhìn thấy biển mây bồng bềnh trong ánh mặt trời. Chúng tôi là những người may mắn sau một chặng đường dài.

Hành trình trekking Tà Chì Nhù cao 2.979 m (Trạm Tấu, Yên Bái). Tổng thời gian trekking: 17 tiếng (không tính thời gian ở lán nghỉ). Quãng đường trekking: 45 km. Tổng chi phí là 1,7 triệu đồng.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Vẻ dẹp bạt ngàn kỳ ảo của rừng thông Yên Minh

 Cung đường Yên Minh kéo dài 50 cây số từ Quản Bạ, đẹp nhưng thật quanh co. Chạy men theo quốc lộ 4C đến thị trấn Yên Minh, du khách có thể được ngắm nhìn khu rừng thông Yên Minh trải dài, trông thật đẹp và thơ mộng ngỡ như “Đà Lạt” thứ hai ở Đông Bắc. Rừng thông Yên Minh xanh bạt ngàn đã và đang là điểm đến hấp dẫn du khách lên với cao nguyên đá Hà Giang.

Rừng thông Yên Minh trải dài đến vài chục km trên những dải đồi thấp, phía xa xa là những lớp sương mù lãng đãng mờ ảo, khiến du khách ngỡ như đang ở một Đà Lạt thứ hai. Khi bước vào rừng thông du khách tour Hà Giang sẽ cảm thấy không khí trong lành, mát rượi cả người và dễ chịu và thoải mái hơn trong chuyến hành trình. Nấn ná dừng lại để chụp hình, lưu lại những bứ ảnh đẹp của khu rừng đầy thông. Những thảm cỏ xanh, những mái nhà thấp thoáng sau rặng núi xa xa, tạo nên một phong cảnh đẹp yên bình.


Nếu được nhìn từ trên cao xuống con đường mà bạn đã trải qua để đến với mảnh đất Yên Minh thì cảm giác sẽ thật tuyệt vời . Cảm giác như vừa được di chuyển trên mình của một con sóng dài với những khúc cong uốn lượn hoàn hảo. Còn khi nhìn trực diện, bạn sẽ thấy trước mắt là những rừng thông xanh mướt được phủ kín bằng lớp sương mờ ảo và những cành hoa vông mọc sen kẽ trên vách núi. Đặc biệt hơn nữa đó là bên cạnh những vách núi cao đồ sộ là những con sông trải dài lên tới thượng nguồn. Sự kết hợp hài hòa giữa sông và núi sẽ giúp bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai và có những thêm trải nghiệm phong phú hơn ở mảnh đất này.

Xuôi về phía đồng bằng cách trung tâm huyện Yên Minh khoảng 12km còn có một thảo nguyên xanh ở Lao Và Chải. Đó là một cánh rộng bát ngát cỏ xanh mướt nằm thoai thoải bên sườn núi trải dài xuống thung lũng. Với dân “phượt”, thảo nguyên này đã trở thành một điểm phải dừng chân lý tưởng trên con đường rong ruổi qua Yên Minh. Thảo nguyên này  là một nơi mang một vẻ đẹp cực kì lãng mạn, cũng chính vì lẽ đó mà thảo nguyên xinh xắn, thơ mộng trở này trở thành địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho biết bao cặp đôi.


Đến với rừng thông Yên Minh, du khách tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm có thể thư giãn giữa đồng cỏ bao la, ngắm núi non mây trời, xa xa phía dưới là những nếp nhà người Mông lặng lẽ nép mình sau rừng tre xào xạc. Du khách còn được chiêm ngưỡng những đám hoa vông đỏ rực đua nhau khoe sắc, điểm thêm cho màu xanh non mượt mà của đồng cỏ mênh mông.

Đến với Hà Giang, hành trình khám phá rừng thông và thảo nguyên Yên Minh sẽ là một trải nghiệm thú vị và khó phai với mỗi du khách. Một Yên Minh bình yên và lặng thầm êm ái, đến nôn nao cả cõi lòng, đừng quên ghé qua cung đường huyền ảo này khi đến cao nguyên đá xám Hà Giang nhé!

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Vẻ đẹp ẩn mình giữa đại ngàn của thác Grăng

Thác Grăng là điểm đến hấp dẫn của du lịch Hội An trong dịp hè này. Bạn sẽ được ngâm mình trong làn nước mát lạnh giữa không gian thiên nhiên trong lành.

Du lịch Hội An vào dịp hè, bạn sẽ được tắm mát, thư giãn tại thác Grăng. Nhiều người đi Hội An hay ví nơi này như một nàng tiên xinh đẹp ẩn mình giữa đại ngàn.


Thác Grăng nằm ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Chuyện kể rằng ngày xa xưa đây là con thác đẹp chưa ai khám phá, ở dòng suối dưới chân thác có loài cá hiếm tên là cá grăng (cá chiên). Cứ mười mùa rẫy một lần, những con cá grăng đầu đàn khỏe nhất phải vượt qua ba tầng thác nơi đây để hóa thành cá thiêng. Chỉ có làm được điều ấy thì cá grăng mới tồn tại.

Năm ấy đến mùa vượt thác lại gặp cơn lũ trái mùa dai dẳng cả tháng trời khiến dòng thác trở nên hung dữ dị kỳ. Những con grăng đầu đàn dù đã vắt cạn kiệt sức lực nhưng không thể nào vượt qua thác dữ. Và chúng đã chết, xác cá grăng trôi đầy bên bờ suối.

Từ đó dân làng gọi tên thác này là thác Grăng và cũng từ đó loài cá grăng không còn tồn tại ở bất kỳ đâu trên sông suối miền thượng du nữa.


Để đến với thác Grăng, bạn cần vượt qua một con đường bộ hành, được tráng xi măng, uốn lượn dọc theo sườn dốc. Sau khi leo qua con dốc dài khoảng 300m, thác Grăng hiện ra với nét hoang sơ giữa núi non điệp trùng. Đứng dưới chân thác nhìn lên, những màn “hơi sương” bay theo chiều gió tạt vào người, một cảm giác mát dịu. Đi qua các dốc hơi mệt, chứ đến đây thì mọi mệt mỏi đều tan luôn, nói chung là “phê” lắm. Chuyến du lịch Hội An trở nên thật đáng nhớ.

Cảm nhận đầu tiên là tiếng thác đổ ầm ầm, không khí trong lành, mát rượi do có hơi nước của thác, tiếp theo là độ hùng vĩ của thác, rất đẹp. Thác Grăng không chỉ có một thác nước, mà là cụm thác ba tầng, bởi thế nhiều người vẫn hay gọi là “tam thác Grăng”. Nước luôn tuôn chảy ào ạt, va vào vách đá, rồi lại lọt qua những khe đá lớn nhỏ tạo thành dòng suối.

Riêng người dân tộc gọi thác này là Đạ G’răng – Theo giải nghĩa của dân bản địa thì chữ “Đạ” nghĩa là sông, suối, còn chữ “G’răng” trong thổ ngữ CaTu (Cơ Tu) có nghĩa là con cá chiên.


Thác Grăng được so sánh ví von như dải lụa mềm óng ả vắt ngang sườn núi, những bụi nước li ti từ thác đổ xuống sáng rực lấp lánh. Nằm giữa rừng núi trùng điệp cheo leo dốc đá, thác Grăng như nàng sơn nữ đẹp hoang dã, huyền bí, thu hút mọi ánh nhìn. Vẻ đẹp của thác chẳng có bức tranh nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có trực tiếp ngắm nhìn mới cảm nhận được những rung cảm mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên này thôi.

Giữa khung cảnh có núi, có cây lại có thác có suối, bầu không khí ở đây vô cùng trong lành. Những âm thanh xào xạc của cây cối giữa núi rừng, những tiếng chim hót ríu rít, tiếng nước chảy len lỏi ở suối, tiếng nước đổ ầm ầm từ thác cao… và có vài  món nướng thưởng thức và “sống ảo” thì còn gì bằng?

Đây chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hội An. Vừa tắm mát thư giãn, vừa check-in cảnh đẹp thì quả là tuyệt vời.

Chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc của Cù lao Xanh

Hải đăng Cù lao Xanh: được xây dựng từ năm 1890 trên đảo Cù lao Xanh thuộc thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Hải đăng Cù lao Xanh nằm ở độ cao 118m so với mực nước biển, trong đó tháp đèn cao 16m hình trụ tròn được xây bằng đá tảng lớn, sơn 3 khoang trắng - đen - trắng.

Hải đăng Cù lao Xanh là đèn độc lập với tầm hiệu lực chiếu sáng 27 hải lý ban ngày lẫn ban đêm, tâm sáng 119m, tín hiệu ánh sáng trắng chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12 giây.


Hải đăng Cù lao Xanh chỉ vị trí đảo Cù lao Xanh (tỉnh Bình Định), giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Bình Định, Phú Yên định hướng và xác định vị trí của mình, ngoài ra nó còn có mục đích quan trọng là xác định chủ quyền đất nước.

Du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên đứng từ trên đỉnh núi dưới chân ngọn hải đăng nhìn xuống, Cù Lao Xanh đẹp như một bức tranh với màu xanh chủ đạo trải dài từ những ngọn dừa đong đưa trong gió, lan tỏa trên những cây bàng non chạy dọc bờ biển và ngút ngát trên mặt biển mênh mang bất tận.

Bãi trước là cát trắng nhìn vào đất liền, nơi cư dân trên đảo sinh sống, còn bãi sau toàn đá. Những tảng đá khổng lồ xếp chồng lên nhau quanh năm chống chọi với gió hú và sóng gầm. Xa xa là bọt sóng và bụi nước tung lên trắng xoá cả một vùng trời biển.


Từ ngọn hải đăng, du khách tour hè 2018 đi men xuống theo hướng tây bắc là suối Giếng Tiên. Tên suối xuất phát từ một truyền thuyết kể rằng, xưa kia vào những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời hay xuống suối để du ngoạn, tắm mát và vui đùa rồi mới bay trở về trời. Có dịp tới đây, du khách hãy một lần đến tắm ở suối để cảm nhận được vị ngọt tinh khiết của nước suối và hương vị mặn mòi của biển cả phảng phất trong không khí

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Vẻ đẹp độc đáo nên thơ của chùa Lò Gạch

Dưới chân núi Bình San, gần lăng Mạc Cửu, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, có chùa Phật Đà thường được người dân địa phương gọi là chùa Lò Gạch.

Ban đầu, vào năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và dựng một tịnh thất nhỏ bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất nền cái lò gạch bỏ hoang. Năm 1949, hòa thượng cùng với vài đệ tử rời chùa sang Campuchia để hoằng đạo. Một năm sau đó, ngài trở về quê hương và tham gia kháng chiến chống Pháp. Khoảng năm 1954, hòa thượng viên tịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu.


Do chiến tranh kéo dài, trải qua nhiều năm tháng không người chăm sóc, tu bổ nên chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Vào tháng 9/1993, chùa Lò Gạch mới được khởi công xây dựng lại và đến năm 2009, chùa lại được trùng tu khang trang như hiện nay.

Với lối kiến trúc hài hòa, trang nghiêm, thanh nhã, chùa Phật Đà làm tăng thêm vẻ đẹp nên thơ của thắng cảnh Bình San điệp thúy ở vùng đất Hà Tiên thập cảnh.

Đến Hà Tiên, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm thường ghé vào chùa Lò Gạch viếng thăm, chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…


Du khách sẽ rất ngạc nhiên với cảm giác khi bước vào bên trong ngôi chánh điện kiểu lò nung gạch. Có tượng một vị bồ tát cầm phương trượng, nét mặt từ bi, tự tại mang hình tượng ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở chốn âm cung. Cũng có du khách du lịch hè 2018 cho rằng đó là pho tượng ngài Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên, khi đã đắc đạo hóa thân thành bồ tát…

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Không gian huyền ảo độc đáo của nhà thờ Cam Ly

Phục vụ đối tượng là người dân tộc thiểu số, kiến trúc của nhà thờ Cam Ly mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các nhà thờ dành cho người Kinh.

Tọa lạc trên một quả đồi gần thác Cam Ly, thuộc thành phố Đà Lạt, nhà thờ Cam Ly hay nhà thờ Sơn Cước là ngôi nhà thờ dành riêng cho các dân tộc thiểu số ở địa phương.


Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền cùa người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc. Có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương tây và truyền thống của người dân tộc.

Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2, trong đó 1/3 diện tích dành cho cung thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho tín đồ.

Từ chính diện phía đầu hồi, mái nhà cao hơn 17m gợi tưởng hình mũi tên vút lên trời cao; phía mặt bên trông xa giống như hình lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời; đó là hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân tộc.

Kết cấu chịu lực chính là hệ khung cột bê tông cốt thép, để trần không tô, tường lấp xây đá kiểu dày 40 cm, cao 2m, bên trên là hàng kính màu.

Lối đi lại trong nhà thờ được lát đá chẻ. Cột cao 3m, kích thước mỗi cột 20x 50 cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12m trông rất ấn tượng với du khách du lịch hè 2018. Để lợp mái nhà có độ dốc lớn như vậy, người thiết kế đã cho áp dụng 80.000 viên ngói phẳng mà gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt vào litô.

Trang trí bên trong nhà thờ thật hiệu quả nhờ cách xử lý không gian ánh sáng huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn dân tộc gồm các hình tam giác, hình vuông,… Đối với người dân tộc, hình tam giác tượng trưng cho sự ưu việt hơn hẳn của Chúa, hình vuông tượng trưng trái đất được bao quanh bởi các hành tinh: Kim, Hỏa, Mộc và Mặt trời.Trên cung thánh có một bàn thờ dài 3,9m, rộng 0,9m, được làm bằng gỗ thông già lấy từ đỉnh Lang Biang, đã hong khô hơn 15 năm trước khi đưa vào xây dựng nhà thờ. Dưới cây thánh giá, trên tường đá kiểu có gắn 3 cái sừng trâu. Đối với người dân tộc, con trâu vừa là bạn trong sản xuất mùa vụ, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa.


Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.

Nhà thờ do linh mục người Pháp Boutary - nhà truyền giáo hoạt động trong cộng đồng người thiểu số và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1960, đến năm 1968 thì hoàn thành.

Phục vụ đối tượng là người dân tộc thiểu số, kiến trúc của nhà thờ Cam Ly mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các nhà thờ dành cho người Kinh.

Kiến trúc nhà thờ được cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền Tây Nguyên, được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc dựa trên kỹ thuật xây dựng tiên tiến của phương Tây.

Mái nhà dốc, cao hơn 17m, nhìn thẳng gợi liên tưởng đến hình mũi tên vút lên trời cao, nhìn ngang giống như lưỡi rìu, hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân tộc.

Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2. Kết cấu chịu lực chính là hệ khung cột bê tông cốt thép, tường lấp xây đá dày 40 cm, cao 2m, bên trên là hàng kính màu. Kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12m trông rất ấn tượng. Lối đi lại trong nhà thờ được lát đá chẻ.


Không gian bên trong thánh đường gây ấn tượng mạnh với du khách tour Hà Nội Nha Trang Đà Lạt với cách xử lý ánh sáng đầy vẻ huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn dân tộc, gồm các hình tam giác, hình vuông…

Trên cung thánh có một bàn thờ dài 3,9m, rộng 0,9m, được làm bằng gỗ thông già lấy từ đỉnh Lang Biang, đã hong khô hơn 15 năm trước khi đưa vào xây dựng nhà thờ. Ðặc biệt dưới chân thánh giá có treo 3 cái đầu trâu - con vật vừa là công cụ sản xuất, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa của người dân tộc.

Hai bên cổng chính nhà thờ có hình con cọp tượng trưng cho sức mạnh và con chim đại bàng tượng trưng cho sự thông thái, theo quan niệm của người dân tộc.

Mái nhà thờ được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Để lợp một khối lượng ngói khổng lồ trên độ dốc lớn, các nhà thiết kế dùng loại ngói phẳng, gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt vào litô.

Quanh nhà thờ Cam Ly là khu vườn cảnh xanh tốt với nhiều loài hoa khoe sắc, tôn thêm nét đẹp của công trình kiến trúc độc đáo này.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Sự gian nan vất vả của nghề khai thác "vàng trắng" xứ Quảng

Hai chục năm trước, những hang yến trên các đảo Hòn Lao, Tò Vò, Cả, Hòn Tai... của cù lao Chàm – Hội An là vùng bất khả xâm phạm. Nhưng giờ đây, theo tour du lịch, bạn có thể tận mắt nhìn thấy những khe đá nứt thẳng đứng, có đáy ngập nước biển và gió mạnh, từng đàn chim yến về làm tổ và đẻ trứng.

Con tàu vòng qua phía đông đảo Hòn Lao, sóng đánh dữ dội vào từng vách đá khiến du khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng căng mắt mới thấy được hai anh công nhân đội khai thác yến sào Hội An đang vẫy tay chào mừng trên vách núi trong lúc cả đàn yến với vóc dáng như chim sẻ bay ra tới tấp từ cửa hang vách cao cũng tầm 50m. Gương mặt sạm nắng với ánh mắt xa xăm của những người “ăn sóng nói gió”, anh Nguyễn Vân, người “bám trụ” với nghề hơn 15 năm qua mô tả: yến đuôi ngắn chẻ đôi, cánh dài từ 115 – 125mm, chúng đi ăn từng đàn, vừa bay vừa đớp mồi trong không khí suốt 12 – 18 giờ với đường bay hàng trăm cây số. Khi làm tổ, loài chim này tiết ra một lượng nước bọt trong miệng rồi kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại thành hình vỏ sò gắn trên vách đá. Lúc đầu tai yến có màu trắng mờ, rồi trắng đục, sau trở thành “già” thì nặng khoảng 10 gram.


Gặp trực tiếp những người khai thác yến, hậu duệ của cư dân làng yến truyền thống Thanh Châu – Hội An với họ Hồ từng làm “quản lãnh tam tỉnh yến hộ” từ Quảng Nam vào đến Khánh Hoà dưới triều Nguyễn, chúng tôi mới hiểu được sự gian nan, vất vả của nghề khai thác “vàng trắng” xứ Quảng này.

Mỗi năm chỉ khai thác yến từ 2 – 3 kỳ, mỗi kỳ 4 – 5 ngày nhưng suốt năm phải theo dõi sự thay đổi của đàn chim. Vào đầu mỗi mùa khai thác có từ 10 – 15 người chuẩn bị ghe, thuyền, đồ đựng, tre, sào, dây thừng, chĩa, vợt và cả lương thực thực phẩm “cắm trại” ngay trước hang chỉ có gió, sóng, chim và cái radio bầu bạn. “Nhớ vợ con cồn cào lắm, nhưng chấp nhận “lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm” mà”. Anh Vân thành thật tâm sự.

Tháng tư là kỳ khai thác đầu tiên, mọi người dùng tre to, dài nối vào nhau thành một giàn khung trong hang, giàn cao có nơi bằng 2 – 3 cây tre ghép lại. Tiếp theo phải leo lên đỉnh hang kiểm tra, phun nước vào vách cho tổ yến mềm ra. Để lấy được tổ phải khéo léo, mạo hiểm treo mình trên mấy chục mét cao, thòng dây đu xuống lòng hang, lách mình qua các khe hẹp dựng đứng, nếu sơ ý là rơi xuống đáy hang sâu hoắm.

Các hang ở đây khai thác được từ 1 – 1,5 tấn tổ/năm, được vệ sinh trước mỗi mùa sinh sản nên môi trường làm tổ sạch sẽ, chất lượng tổ tốt. Trước cửa hang đúc bệ chắn sóng hạn chế tác động mạnh làm rơi tổ, các khe nứt trên vách đá cũng được bịt kín tạo hang nhân tạo, tránh tình trạng nước dột làm ướt tổ, ướt chim và tăng diện tích làm tổ.


Tổ sẽ được làm sạch bằng dao nhọn hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, rêu và mùn đất bám, sau đó phân thành các hàng căn cứ theo kích thước, màu sắc, khối lượng gồm: huyết, hồng, quan, thiên, bài, địa, vụn. Quý nhất là yến huyết màu đỏ máu, kế đến là yến thiên màu hơi sẫm. Yến sào Hội An có uy tín và cao giá hơn Bình Định, Khánh Hoà và cả Singapore nhờ nấu không nát, tổ to, dày và hàm lượng dinh dưỡng siêu việt. 1kg yến ở các nơi có từ 100 đến 120 tổ, yến sào Hội An chỉ 60 tổ/kg.

Một điều khá “trớ trêu” là cư dân cù lao Chàm và cả Hội An đang sở hữu nguồn lợi vô giá này nhưng có mấy ai được ăn, ngay cả trong cuốn sách Văn hoá ẩm thực Hội An cũng không thấy nói đến vì 1 lạng yến loại thường thôi đã dao động từ 5 – 7 triệu đồng.

Đặt chân lên hang yến ở đảo Hòn Lao chừng một tiếng đồng hồ, mọi người trở lại tàu rời đảo trong ánh mắt bịn rịn của anh em đội khai thác. “Được tận mắt thấy chim yến làm tổ trong hang là diễm phúc lớn rồi” – nhiều người trong đoàn tham quan tự an ủi mình như vậy.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Thưởng thức hương vị thú vị lạ lùng của ẩm thực Phan Thiết

Đến thành phố biển Phan Thiết, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước trong xanh, đi dạo trên bãi cát trắng, mà còn được khám phá những món ăn mang nét đặc trưng của người dân phố biển. Gỏi cá mai, lẩu thả hay bánh canh,… là những món ngon bạn không thể bỏ qua.

Bánh canh chả cá

Bánh canh là món ăn phổ biến ở nhiều vùng, từ Tây Ninh, Vũng Tàu cho đến Nha Trang, Bình Định,… Mỗi nơi đều có cách chế biến và nét độc đáo riêng, nhưng du khách tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm giá rẻ sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt của bánh canh chả cá Phan Thiết khi đã một lần nếm qua.


Bí quyết để tạo nên thứ nước dùng thơm ngọt đặc trưng chính là nhờ vào một số loại cá thơm ngon của vùng biển Phan Thiết, như cá thu ảo, cá cam, cá chai,… Ngoài ra, một ít nấm rơm được thêm vào trong công đoạn nấy cũng khiến vị giác được kích thích.

Chả cá ăn kèm thường có 2 loại cho thực khách lựa chọn: chả hấp và chả chiên. Ngoài ra, tùy vào sở thích của từng người mà có thể cho thêm cá biển, trứng cút, xíu mại,… Một bát bánh canh chả cá nóng hổi, thơm lừng sẽ càng bắt mắt và hấp dẫn hơn khi thêm chút tiêu, hành ngò và nước mắm ớt chanh.

Gỏi cá mai

Cá mai rất giống cá cơm nhưng ít tanh và thịt ngon hơn. Loài cá này được xem là đặc sản của biển khơi, rất được ưa chuộng để chế biến món gỏi thơm ngon.


Trước khi chế biến thành món gỏi, cá thường được ngâm nước cốt chanh hoặc giấm để chín tái, sau đó được vắt cho ráo rồi mới cho gia vị, thính, hành lá, hành tây, rồi trình bày lên đĩa với trang trí khéo léo tùy vào đầu bếp. Gỏi cá dùng cuốn với bánh tráng, rau sống cùng các loại rau thơm, dưa leo, chuối chát và khế chua.

Điều khác biệt để so sánh gỏi cá mai giữa các vùng là ở nước chấm. Nước chấm của món gỏi cá mai Phan Thiết có nước me chua, chuối sứ chín cùng với đậu phụng rang nhuyễn khiến nước chấm có độ sệt đặc vị chua ngọt rất thanh.

Bên cạnh đó, trong nước chấm còn chứa đựng những bí quyết riêng của vùng miền. Chính bí quyết ấy mới làm nên sự tinh túy, khiến cho thực khách không thể quên cũng như không thể nhầm lẫn mỗi khi thưởng thức đặc sản gỏi cá mai của từng vùng.

Cá lồi xối mỡ

Cá lồi có lớp da trơn, thoạt nhìn thì giống cá đuối nhưng nhỏ hơn và không có đuôi dài. Đây là loài cá có nhiều ở Bình Thuận.


Thịt cá dai, xương sụn mềm và có vị ngọt nên được dùng để chế biến thành nhiều món ăn đem lại hương vị thơm ngon như: canh chua cá lồi, cá lồi kho tỏi, tiêu hay ớt nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá lồi xối mỡ cuốn bánh tráng.

Cá lồi được chế biến bằng cách hấp như các loại cá biển khác, sau đó xối mỡ hành lên thân cá, đem lại món ăn vừa béo, vừa có hương thơm thoang thoảng của hành. Lấy một miếng bánh tráng mỏng, cho các loại rau như xà lách, húng quế, tía tô, chuối chát, dưa leo… ít bún tươi, thịt cá, cuốn tròn lại và thưởng thức với nước chấm đậm đà hơi chua chua.

Thịt cá béo ngọt hòa trong hương vị thanh mát của các loại rau rất ngon miệng và chắc chắn không gây cảm giác ngấy.

Răng mực nướng

Răng mực nằm ngay trên phần đầu mực, nhưng nhiều người lầm tưởng đó là mắt hay miệng của con mực. Với sự sáng tạo trong văn hóa ẩm thực, người dân Phan Thiết đã chế biến răng mực thành một món ăn vô cùng đặc biệt.


Sau khi được làm sạch, răng mực sẽ được ướp một chút gia vị cùng tỏi bằm rồi nhúng qua bột chiên vàng. Thưởng thức cùng với chả răng mực nóng là nước chấm chua ngọt pha đậm đặc theo phong cách của người Phan Thiết và một chút tương ớt, ít húng quăn cùng đồ chua để chung trong nước chấm hoặc để riêng tùy từng nơi phục vụ.

Nếu du khách tour hè 2018 có dịp đến Phan Thiết , đừng quên thử qua món chả răng mực đặc biệt. Chút cay nhẹ của tương ớt, chút thơm của húng, vị chua ngọt của nước chấm rất đậm đà quyện trong vị giòn sựt của răng mực, sẽ làm cho bất cứ thực nào cũng cảm nhận sự thú vị, lạ lùng mà không phải món hải sản nào cũng có thể mang lại.

Lẩu thả

Nguyên liệu chính của lẩu thả là cá mai Phan Thiết vừa đánh bắt lên. Cá mai còn tươi rói, được thái mỏng, ướp với gia vị vừa ăn.


Mọi nguyên liệu được trình bày trên một mẹt tre lót lá chuối với những phụ liệu là bún tươi, rau tươi, thịt ba rọi luộc, trứng thái chỉ và bánh tráng mè. Nước lẩu cũng được chế biến khá công phu. Ngoài thành phần chính là nước hầm xương, bạn có thể tìm thấy trong nồi nước dùng các phụ liệu khác như tôm tươi xay nhuyễn, cà chua bằm... vừa tăng vị ngọt thanh cho nước dùng, vừa giúp nước lẩu có màu đỏ tự nhiên đẹp mắt.

Ăn món lẩu này không thể thiếu chén nước chấm được pha rất khéo léo từ hỗn hợp me chua, ớt, đậu phộng rang, chuối sứ chín (có nhiều nơi dùng tương hột), tỏi... được xay nhuyễn rồi pha với nước mắm nguyên chất. Tất cả tạo nên một thức chấm hơi sánh, hương thơm thoang thoảng cùng với vị đậm đà.

Món này có hai cách để thưởng thức. Đầu tiên, thực khách ăn cá mà không cần trụng qua nước lèo, chỉ chan nước mắm đậu phộng lên trên, cho thêm bánh tráng nướng và trộn đều. Phương thức này giống việc ăn gỏi của người Nhật Bản.

Cách làm thứ hai dành cho những thực khách muốn ăn chín. Với tô nguyên liệu ban đầu, bạn múc nước lèo sôi đưa vào tô, thêm bánh tráng và dùng ngay.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Những danh lam thắng cảnh hút hồn du khách của Quảng Nam

Ngoài phố cổ Hội An đã quá nổi tiếng, Quảng Nam còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hút hồn.

Phố cổ Hội An


Hội An có những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An, được biết đến như là một khu phố của người Hoa trước kia. Ngoài ra còn có khu nhà cổ của người Nhật Bản trên đường Trần Phú và của người Việt trên đường Nguyễn Thái Học. Bước chân vào khu phố cổ, du khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chảy và sức phá huỷ của thời gian.

Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm có 8 đảo với tổng diện tích gần 40.000ha xếp hàng thành một vòng cung được đặt tên hết sức dân dã: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông. Không chỉ là khu sinh thái, Cù Lao Chàm còn là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử gắn liền với “con đường tơ lụa”, “con đường gốm sứ”, con đường mậu dịch trên biển... Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá “Cù Lao Chàm là mẫu hình chưa có tiền lệ, nó gắn liền giữa một khu sinh thái với khu di sản văn hóa thế giới”.

Sông Thu Bồn


Con sông được tạo bởi nhiều con suối nhỏ trên núi Ngọc Linh. Ban đầu sông chỉ là một con suối nhỏ âm thầm chảy qua các gềnh đá, rồi theo thời gian trở thành con sông lớn. Đây là địa danh nổi tiếng của Quảng Nam, được nhiều người biết đến qua các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Ở thượng nguồn sông Thu Bồn có Hòn Kẽm - Đá Dừng, là một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Tượng đài Mẹ Thứ

Mẹ Thứ là mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Quảng Nam. Trong lịch sử kháng trước, 9 người con của bà đã ra đi mãi mãi. Do đó, để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bà, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng tượng đài Mẹ Thứ. Đây được xem là tượng đài lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc tinh tế và xây dựng công phu. Về Quảng Nam, nhiều du khách đã chọn nơi đây như một điểm đến không thể thiếu.

Biển Rạng


Biển Rạng nằm sát sân bay Chu Lai, ven theo bãi là một con đường bê tông nhựa nối từ cảng Kỳ Hà đến khu kinh tế Dung Quất. Nơi này có một địa thế đẹp với bãi tắm nông, rộng lại thuận lợi về giao thông nên vào những ngày hè, nhất là thứ Bảy, Chủ nhật, cả buổi sáng sớm lẫn buổi chiều tà, lượng khách đên tắm gần như chật bãi. Những du khách tới đây không chỉ khách trong nước mà còn có cả khách quốc tế.

Đồi chè Đông Giang

Nếu muốn tìm một điểm du lịch nổi tiếng, mang phong cách cổ kính và đa sắc tại Quảng Nam thì du khách có thể đến với Hội An, còn nếu muốn tìm về sự an yên và khung trời xanh mát của tự nhiên thì đồi chè Đông Giang sẽ là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Nhìn từ xa, đồi chè Đông Giang cho du khách du lịch hè 2018 cảm giác như một dải lụa xanh lá mềm dẻo uốn lượn quanh cung đường hoang sơ. Chắc hẳn du khách sẽ bất ngờ vì giữa mảnh đất không mấy màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt của miền Trung như vậy mà lại có một bức tranh đồi chè xanh mát, nổi bật lên giữa thiên nhiên.

Khe Lim


Khe Lim nằm ở địa phận xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, cách thị trấn Ái Nghĩa khoảng 20km về phía tây nam. Trong các danh thắng ở Quảng Nam, khe Lim được xếp vào danh mục những địa điểm đẹp cần khám phá. Nơi đây không chỉ có thác nước hùng vĩ hay vẻ hoang sơ của núi rừng mà còn gắn với những câu chuyện tâm linh huyền bí.

Hồ Phú Ninh

Nhiều người ví hồ Phú Ninh như một đại dương thu nhỏ với những đảo, ốc đảo xanh nằm giữa sông nước mênh mông. Bao quanh lòng hồ là những những rừng phi lao, núi non, hồ, suối thơ mộng; bạch đàn, thông tươi tốt với mầu xanh bất tận. Nơi đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi. Phú Ninh còn được coi là một Hạ Long thu nhỏ ở miền Trung.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp như trong cổ tích của thác Voi

Thác Voi còn được gọi là thác Liêng Rơwoa, thuộc thị trấn Nam Ban, H.Lâm Hà, Lâm Đồng, cách TP.Đà Lạt khoảng 25 km về hướng tây nam.

Dù nằm giữa thị trấn, chỉ cách tỉnh lộ 725 khoảng 50 m nhưng thác vẫn giữ được nét hoang sơ đầy quyến rũ. Dưới chân thác có những tảng đá nhấp nhô phủ đầy cỏ dại, hình thù tựa như những chú voi nên người ta gọi là thác Voi. Năm 2001 thác Voi được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia.


Thác có chiều rộng hơn 20 m và cao hơn 30 m, ngày đêm tuôn nước trắng xóa, tạo ra những màn sương li ti, mát lạnh. Khi ánh mặt trời chiếu rọi vào thác tạo nên những sắc cầu vồng đan xen rất kỳ thú.

Muốn xuống chân thác, du khách tour hè 2018 phải bám dây leo hoặc vách đá "chinh phục" 145 bậc cấp vòng vèo. Khu vực chân thác là rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chằng chịt dây leo. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Người dân địa phương cho biết đó là hang dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50 m với những vách đá có hình thù, màu sắc rất lạ mắt.

Thác Voi gắn liền với truyền thuyết về một mối tình thủy chung bi tráng. Ngày xưa vị tù trưởng tộc K’ho của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái xinh đẹp.

Tù trưởng làng bên cạnh có cậu con trai khôi ngô, vóc dáng vạm vỡ, dũng cảm, gan lì nên sơn nữ đem lòng yêu thương. Hai người đã trao lời hẹn ước nên duyên vợ chồng, nhưng chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Sơn nữ đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hẹn hò và cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa.


Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động, chúng rủ nhau bay đi để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm.

Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của núi rừng, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca của sơn nữ thủy chung. Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu son sắt.

Những năm gần đây, nhiều du khách tour du lịch Nha Trang Đà Lạt tự thuê xe máy chạy dọc đường 725 từ làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt) đến thị trấn Nam Ban để thưởng lãm vẻ đẹp hoang sơ của thác Voi.

Đồng thời xem người dân nuôi tằm, dệt lụa; tham quan làng thổ cẩm, xem các sơn nữ ngày nay dệt ui (vải), xem mô hình nuôi dế và thưởng thức món dế rang của cư dân địa phương. Một chuyến trở về với thiên nhiên hoang dã, khám phá thác Voi trong những ngày nghỉ sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều điều thú vị.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Nét kiến trúc phá cách độc đáo của cầu Trần Thị Lý

Thành phố Đà Nẵng không chỉ sở hữu nhiều bãi biển quyến rũ và những địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn được mệnh danh là “thành phố của những cây cầu” với nhiều cây cầu đẹp nổi tiếng, trong đó cầu Trần Thị Lý là một cây cầu có kiến trúc độc đáo với vẻ đẹp lung linh thu hút nhiều du khách tour Hà Nội Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm đến chiêm ngưỡng.

Cầu Trần Thị Lý – cây cầu treo dây văng đầu tiên tại Việt Nam 

Được khởi công vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2013, Cầu Trần Thị Lý có độ dài hơn 700m nối liền hai bờ sông Hàn. Tên của cây cầu được đặt theo tên nhà hoạt động cách mạng Trần Thị Lý, người có tinh thần bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù và sự dũng cảm đáng khâm phục trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.


Với thiết kế mang âm hưởng của phong cách châu Âu, cầu Trần Thị Lý là một nét phá cách độc đáo giữa bức tranh thành phố Đà Nẵng sôi động và nhộn nhịp. Cầu sử dụng hệ thống dây văng 3 chiều với những trụ dây văng nghiêng tạo dáng cầu lạ mắt kết hợp với trụ tháp nghiêng cao đến 145m so với mặt nước biển và tựa như hình tượng cánh buồm căng gió từ sông Hàn tiến ra biển Đông mang theo khát vọng vươn lên của người dân thành phố Đà Nẵng. Chính thiết kế vô cùng sáng tạo này đã tạo nên một nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và độc đáo “có một không hai” cho cây cầu.

Với vẻ đẹp mềm mại, thanh thoát đầy nữ tính nhưng không không kém phần độc đáo, hiện đại, cầu Trần Thị Lý đã trở thành một điểm thăm quan hấp dẫn nhiều du khách đến chiêm ngưỡng và chụp ảnh, lưu lại nhiều kỉ niệm đẹp mỗi khi có dịp du lịch Đà Nẵng. Và hơn cả một công trình kiến trúc làm đẹp cho thành phố, cầu Trần Thị Lý còn là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng về sự lao động hăng say và sáng tạo tuyệt vời.


Về đêm, cầu Trần Thị Lý càng trở nên ấn tượng và đẹp lung linh sáng rực cả khung trời với hệ thống chiếu sáng được trang bị hiện đại. Những ánh sáng rực rỡ toả ra từ cây cầu lan toả in bóng xuống dòng sông Hàn mênh mông làm biết bao du khách tour Hà Nội Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm phải “chững lại” và ngẩn ngơ ngắm nhìn. Từ đây, hãy phóng tầm nhìn ra xa để ngắm nhìn thành phố trẻ Đà Nẵng về đêm cũng như hoà mình vào những làn gió mát dịu trong không gian vô cùng sảng khoái và thoáng đãng.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu đi du lịch Đà Nẵng mà bỏ qua cây cầu Trần Thị Lý. Bạn hãy đến và tự mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh và kiến trúc độc đáo của cây cầu này nhé!

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Vẻ đẹp mộng mơ trữ tình của thôn Vĩ Dạ

Một lần đến với Huế, thăm thôn Vĩ Dạ là một lần thương nhớ hoài niệm về mảnh đất và con người xứ Huế...

Vĩ Dạ là một làng ven phố được bao bọc bởi hai dòng Hương Giang và Như Ý ở phía Bắc và phía Tây, của dòng sông đào Lại Thế ở phía Đông, của cánh đồng lúa trải rộng ở hướng Nam.

Màu xanh của nương ngô, của khóm trúc, vườn cau đôi bờ sông và ánh trăng trên dòng nước lặng lờ ấy đã tạo nên một Vĩ Dạ thôn giữa lòng xứ Huế.


Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi vùng đất cố đô này là "lãng mạn Việt Nam". Thiên nhiên, đất trời nơi đây như tranh vẽ, thể hiện sự sắp xếp tài hoa của tạo hóa.

Bởi vậy đến thôn Vĩ Dạ, lữ khách du lịch Huế 5 ngày có thể thấy một chút xôn xao của phố thị, sự yên bình của đồng lúa, ngọn gió mát từ những dòng sông và cả thoảng mùi biển mặn của gió biển Thuận An.

Xưa ,Vĩ Dạ là một địa danh nên thơ, một làng nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ, một vùng quê hương sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa, đã từng là đề tài sáng tác cho các thi nhân khắp nước.

Từ Đập Đá đi xuống Vĩ Dạ, phía bên phải là đồng lúa phì nhiêu, bờ tre xanh ngắt. Đến mùa lúa chín, cánh đồng trông như những đợt sóng vàng, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời mỗi khi có gió nhẹ lướt qua.

Thôn Vĩ ôm cả hòn ngọc xanh Cồn Hến. Dòng sông Hương khi xuôi về biển cả đã gửi về thôn Vĩ những lớp phù sa tích góp của cuộc hành trình như món quà thơm thảo cho hoa đồng cỏ nội. Cũng ít có nơi nào như Vĩ Dạ, đứng ở đầu thôn mà lại có thể nhìn đến chân trời.

Xuôi dòng Hương Giang để đến với Vĩ Dạ. Nơi ấy, dòng sông Hương bị Cồn Hến chia đôi con nước thơ mộng và chính sự chia cắt ấy đã làm nên một Cồn Hến cho kẻ nhớ, người thương.

Cồn Hến nằm ở hạ nguồn sông Hương thơ mộng, nổi tiếng với đặc sản cơm, bún hến của riêng Huế. Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều xúc cảm. Đó là mảnh đất thơ mộng mà nhà thơ lãng mạn Hàn Mặc Tử đã từng có Thôn Vĩ Dạ diễm cảnh, chất tình.


Người đến Huế thì nhiều nhưng không mấy người bỏ thời gian tìm về thôn Vĩ, nhưng du khách tour hè 2018 nào đã từng đến nơi đây hẳn sẽ có thật nhiều cảm xúc về một ngôi làng mộc mạc, như nốt trầm bên dòng sông Hương bao đời thơ mộng.

Bao đời nay, cồn Hến vẫn có những nhịp sống bình dị, đãi hến để làm nên đặc sản riêng biệt của vùng đất trầm mặc.

Gọi là cồn Hến, bởi ở vùng này có rất nhiều hến và là loại hến ngon ngọt đặc biệt không nơi nào có mà người ta vẫn gọi là “hến sông Hương”. Hến sông Hương làm nên những thứ cơm hến, bún hến, hến xào… trứ danh mà ở các vùng miền khác, dù là dân Huế đến làm với nghề chế biến gia truyền vẫn không tạo ra được. Tôi hiểu vì sao mà ở Sài Gòn, đi vào những nhà hàng Huế sang trọng, vẫn thấy không ngon như ngồi bộ bàn ghế nhựa giản dị, dưới khóm trúc, hàng cau… nhìn ra mặt sông xanh ngắt và nếm thứ hến nhỏ li ti ngọt mát, ăn ly chè bắp thơm nồng.

Sông Hương trải rộng đến thượng ngàn, mở ra tầm mắt hướng đến chân trời phía Tây, nơi Trường Sơn xanh ngắt dưới tầng mây bạc cũng là nơi ánh mặt trời lặn xuống cho Vĩ Dạ nhuộm một ánh vàng trước khi ngã sang màu tím biếc của hoàng hôn.

Gần hơn trên đường hướng đến chân trời ấy là những nhịp cầu Trường Tiền, là chợ Đông Ba, là phố cổ Gia Hội, là những con đò chìm nổi Hương Giang.

Nếu có dịp đến cồn vào buổi sáng sớm, khi một chút nắng vừa lên nhưng sương vẫn tỏa trên mặt sông, nhạt nhòa một màu hư ảo, bạn có thể hiểu vì sao Hàn thi sĩ đã phải thốt lên: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”.

Những buổi chiều tà, người lữ khách có thể thả lòng mình bên dòng sông Hương êm đềm với vẻ đẹp như thách thức thời gian, để mọi ưu phiền trôi theo dòng nước.


Huế đẹp. Ai cũng đồng tình. Nhưng nhiều vẻ đẹp của Huế vẫn chưa được du khách tỏ tường. Bởi nét đẹp của Huế là nét đẹp của sự “dịu dàng pha lẫn trầm tư”…

Vĩ Dạ mang hình ảnh của một “Huế đẹp, Huế thơ”. Tuy chân chất, mộc mạc nhưng mang trong mình nét đẹp của quê hương với cảnh sắc mây trời hòa hợp với con người xứ Huế.

Vĩ Dạ mang trong mình tiếng thầm lúc nhẹ nhàng, lúc khắt khoải. Hãy đến với Huế để cảm nhận những thi vị vốn rất mộc mạc mà mang đậm nét hoài cổ.

Thôn Vỹ bây giờ không còn đẹp mộng mơ như xưa, dưới ngòi bút của nhà thơ Hàn Mặc Tử để ai đó phải khắc khoải câu thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ. Thôn Vĩ nay đã lên phường, nhưng trào lưu không xoá nhoà hết được những gì đã ăn sâu vào tâm tưởng của người dân xứ Huế.

Vỹ Dạ có phong cảnh nên thơ, có dòng sông xanh, có những thiếu nữ thướt tha duyên dáng, những chàng trai phong nhã, đa tình luôn mời gọi lữ khách một lần về chơi thôn Vĩ.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Dấu ấn pha trộn văn hóa độc đáo của phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

Hội An xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… đã biết đến từ thế kỷ 16 – 17. Hồi đó thương cảng Hội An thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á.

Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa tiền Sa Huỳnh – đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15).


Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.


Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương…

Bước vào Hội An, du khách tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm như đang quay ngược thời gian quay về quá khứ, nhịp sống nơi đây trôi đi một cách chậm rãi, không ồn ả… và một cảm giác thanh bình hiếm có trong cuộc sống dường như đã đến với bạn…

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Bún rạm - Thứ đặc sản dân dã đi vào lòng người của Quy Nhơn

Con tôm, con rạm của đầm Trà Ổ (Phù Mỹ, Bình Định) được người dân nơi đây khéo léo chế biến ra món bún có một không hai, ăn một tô lại muốn thêm một tô nữa. Thứ bún dân dã ấy trở thành đặc sản của miền quê này.

Nguyên liệu của món bún tôm, bún rạm Phù Mỹ là phải tôm, rạm của chính đầm Trà Ổ mới có được vị ngọt, vị thơm. Cách chế biến bún không khó, chỉ phức tạp ở khâu ép bún. Bún trong món này phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Để có cọng bún ngon, người ta ngâm gạo trong nước một ngày một đêm mới đem xay thành bột sau đó cho vào máy ép bún. Thực khách tour Quy Nhơn 4 ngày ăn tới đâu thì ép bún tới đó. Bún được ép ra trên nồi nước gạo đun sôi rồi vớt ra để ráo, cho vào tô.


Tôm phải lựa tôm đất ngon, ngọt để nguyên vỏ giã nhuyễn rồi ướp gia vị. Trụng tôm với nước gạo sôi như cách người ta làm bún bò tái, quậy đều tô nước cho tôm chín rồi cho vào tô bún. Nêm nếm chút gia vị, hành ngò, đặc biệt phải có muối ớt bột thì mới đúng vị bún tôm. Tô bún nóng ngào ngạt hương ăn kèm với bánh tráng gạo nướng chín, ngày nắng ăn mát ngọt, ngày mưa vị cay cay ăn đến đâu hít hà sảng khoái đến đấy.

Ban đầu khách có thể chưa quen với món bún có phần đơn điệu này, nhưng khi ăn, vị ngọt tự nhiên của tôm, của nước gạo, của sợi bún quyện vào nhau tạo nên một hương vị thật đặc biệt, chiều lòng được những người sành ăn nhất. Nhiều người ăn bún tôm Phù Mỹ đến ghiền, chỉ biết gật gù món bún ăn no mà không ngán. Đã ăn một tô phải ăn thêm tô nữa mới đã cơn thèm.

Bún rạm lại thêm một chút kỳ công. Rạm của đầm Trà Ổ ngâm, rửa sạch, xay nhuyễn chắt lấy nước như riêu cua. Đem nước rạm nấu lên, cho thêm dầu ăn, hành phi và nêm nếm gia vị. Nước rạm để riêng, tô bún để riêng. Bún rạm có thêm rau sống và xoài xanh, đậu phộng rang nguyên hạt. Chế nước rạm vào tô từng chút, từng chút, ăn đến đâu chế nước đến đó. Nước rạm béo mà không ngậy, có rau sống và xoài xanh chua ngọt đi kèm.


Trước đây, muốn ăn bún tôm, bún rạm Phù Mỹ chính gốc du khách tour Hà Nội Quy Nhơn phải đi quãng đường 60km tới nơi để thưởng thức. Những lần đi công tác qua huyện Phù Mỹ, chúng tôi đều dừng chân tìm ăn bún tôm, bún rạm. Bây giờ, ở Quy Nhơn đã có quán bún tôm, bún rạm của người Phù Mỹ chế biến, hương vị ngon, ngọt chỉ có hơn mà không kém. Chủ quán bún tôm, bún rạm Mỹ Hạnh (đường Ngô Gia Tự, Quy Nhơn), nói: “Thành công của món bún này là nguyên liệu, phải là tôm, rạm của đầm Trà Ổ, phải là bún tươi đun sôi trên nước gạo thì mới có hương vị của bún tôm, bún rạm Phù Mỹ.

Loanh quanh khắp thành phố Quy Nhơn, không dưới 10 quán bún tôm, bún rạm Phù Mỹ nên thực khách có thể thoải mái thưởng thức. Giá thành món bún này cực kỳ bình dân, tô bún lớn 18.000đ/tô, tô bún nhỏ 16.000đ/tô cho cả bún tôm, bún rạm.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Cảnh sắc yên bình mê đắm của rừng tràm Trà Sư

Trà Sư (An Giang) mang một cảnh sắc yên bình của miền sông nước. Du khách được đi xuồng ba lá, dọc hai bên là rừng tràm, các loài động thực vật theo mùa. 

Giữa bầu trời xanh ngọc, rừng tràm và những mảng bèo xanh kín mang lại cho du khách du lịch hè 2018 cảm giác mát mẻ, hòa mình vào thiên nhiên. Với vẻ đẹp dung dị và hài hòa, Trà Sư trở thành khung cảnh điển hình vẻ đẹp của miền Tây Nam Bộ.


Đường đến Trà Sư là con đường đất đỏ. Nơi đây cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 21 km. Vào tháng 9, tháng 10, mùa nước nổi, mùa của chim trời, cá nước, bạn sẽ bị cuốn hút vào vẻ đẹp của thiên nhiên và cả ẩm thực nơi đây.

Du khách còn có thể thuê xe đạp để tham quan và săn ảnh với các loài động vật trên cánh rừng ngập mặn rộng hơn 800 ha. Giá thuê thuyền khoảng 60.000 một người trong 2 tiếng, đủ để bạn khám phá cánh rừng tràm và thong dong nghiên cứu các loài thực vật.

Nếu muốn thấy hết được màu xanh nơi đây, du khách đến rừng lúc sáng sớm, để những mảng bèo không bị những chiếc thuyền len lỏi đẩy. Buổi sáng cũng là thời điểm Trà Sư đẹp nhất.


Trà Sư là nơi sinh sống của hơn 70 loài chim tiêu biểu cho vùng ngập mặn và cùng các hệ sinh thái khác, trong đó có các loài quý hiếm: cò Ấn Độ, điêng điểng, cá trê trắng, sếu…

Vào mùa nước nổi, du khách du lịch miền Tây sông nước sẽ được biết thêm về loài thực vật mới - đặc sản ở miền Tây: hoa điên điển. Hoa này chỉ có vào mùa nước nổi cùng với cá linh. Hoa không chỉ để ngắm với sắc vàng rực rỡ cạnh bờ sông, mà còn làm nên ẩm thực đặc trưng cho Nam Bộ.

Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội để lên đài quan sát, ngắm toàn bộ sắc xanh khỏe khoắn, tươi ngắn của rừng tràm.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Vẻ đẹp tuyệt vời của hoàng hôn trên phá Tam Giang

Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam, từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hãy cùng GSV Travel khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Phá Tam Giang nào các bạn.

Từ Huế, có hai đường đến Phá Tam Giang: Một đường ngay tại quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 11km hoặc chạy zíc zắc trong các ngôi làng cổ của Huế, được ngắm những cánh đồng lúa và những rặng phi lao cao vun vút và ô.. la… la… Phá Tam Giang đang chào đón du khách du lịch hè 2018.


Tới Phá Tam Giang, bạn có thể lên phà tới làng chài Thái Dương Hạ. Đó là một ốc đảo nhỏ trên phá với bốn bề mênh mông nước, một làng chài cổ xưa hàng trăm năm vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay sẽ cho bạn những khám phá thú vị về văn hoá.

Đình làng Thái Dương Hạ là một tổ hợp vừa mang dáng vẻ đình làng truyền thống Việt, vừa mang nét văn hóa đặc trưng trong trang trí đền miếu của vùng đất Thừa Thiên – Huế. Đình khá lộng lẫy, uy nghi, thờ Thành hoàng làng là ông Trương Quý Công (hay Thương Thiều), người Đàng Ngoài, đã có công dạy cho dân làng nghề đánh bắt cá và buôn bán ghe mành. Đình cứ 3 năm tổ chức Lễ hội Cầu ngư rất long trọng vào 12-1 âm lịch.

Đời sống trên Phá Tam Giang cũng tấp nập rộn ràng và rất sinh động. Ngay từ đầu làng bạn sẽ nhận thấy các ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản với, tôm, cá, mực tươi rói được chuyển nhanh từ dưới thuyền lên chợ, rồi lại chuyển từ chợ xuống các thuyền buôn cá tôm khác đi khắp các chợ khác quanh vùng.

Làng Thái Dương Hạ còn làm cho khách tới đây ngạc nhiên khi đứng trước “thành phố lăng”, nơi “cư ngụ” của người cõi âm trong làng, được xây cất như một ngôi biệt thự tí hon, trang trí hoa văn rất đẹp, có “ngôi nhà” còn được thắp đèn điện ngày đêm…Cuộc sống “Dương sao âm vậy” dường như đúng với mảnh đất này.


Và tất nhiên, khi đến Phá Tam Giang, du khách du lịch Huế không thể không thưởng thức đặc sản nơi đây. Cá, mực, tôm, ghẹ tươi roi rói và nháy tanh tách, thịt thơm ngọt. Món cá hấp đã ngon, ngao cũng không kém phần thơm ngọt dù ngao ở vùng phá này nhỏ hơn ngao ngoài biển. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển.

Còn gì tuyệt vời hơn, khi ngồi trên chiếc đò ngắm vẻ đẹp huyền ảo của hoàng hôn Phá Tam Giangvừa nhấm nháp hương vị đặc sản ngon tuyệt vời bạn nhỉ?

Còn chờ gì nữa, Phá Tam Giang đang chờ bạn đấy!!!

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Sức hút mạnh mẽ của xôi trắng chả mực Hạ Long

Xôi trắng thật mềm, thật thơm, chả mực từng chiếc nhỏ chiên vàng đều, ăn giòn sần sật. Véo một miếng xôi, cắn thêm miếng chả mực, trải nghiệm của nhiều người lần đầu đến với Quảng Ninh là “rất đã”.

Một du khách du lịch Tuần Châu Hạ Long nhìn không chớp mắt vào khay chả mực nóng hôi hổi người đầu bếp đang chiên, chưa kịp thấm giấy dầu. “Chị, chị cho em ăn thử một miếng trước đi!”. Miệng nói, tay bốc, bạn tôi nhón hai ngón tay, hít hà miếng chả còn loáng dầu ăn, chấm vào chén tương ớt đỏ rồi phồng má cắn. Nhồm nhoàm nhai bởi miếng chả còn rất nóng, cô gái vẫn gật gù, “giòn, ngọt, cho em thêm cái nữa”.


Đó là chả mực giã tay trứ danh của Quảng Ninh. Sức hút của nó mạnh đến nỗi, chỉ cần đặt chân đến bất cứ khu chợ hải sản nào lơn lớn một chút ở vùng đất này, bạn cũng sẽ thấy xuất hiện những tấm biển quảng cáo “chả mực”, “chả mực giã tay”, “chả mực Hạ Long nguyên chất”. Vì sao phải giã tay, ấy là bởi vì miếng chả mực khi cắt nhỏ ra đĩa hay khi người ta cầm tay, chấm tương ớt ăn nóng, dư vị đọng lại vẫn là cái giòn sần sật rất vui tai, thích miệng.

Chả mực chấm tương ớt ăn vã cũng khoái chí. Một người lúc đói có thể chén một lúc cả 3, 4 cái chả mực loại to (loại 100 gr được 2 chiếc). Chả mực chiên vàng, chấm nước mắm hạt tiêu nguyên chất ăn với cơm cũng thích. Nhưng đến Quảng Ninh, người ta thường tìm ăn hai món ăn gần gũi và thông dụng nhất ở đây là chả mực bánh cuốn và chả mực xôi trắng.

Nói gần gũi vì nó được bán trong những hàng quán đơn sơ ngoài vỉa hè, hay trong những con ngõ nhỏ hẹp của TP Hạ Long, phục vụ khách ăn buổi sáng.

Nói thông dụng vì dịp lễ, Tết, giỗ chạp hay ngày nghỉ, các gia đình tại Hạ Long, Quảng Ninh cũng tự đồ xôi, chiên chả mực, cầu kỳ một chút nhưng được món ăn ngon.

Nếu đến Quảng Ninh, bạn hỏi quán Cây Bàng trong một con ngõ nhỏ trên phố Lê Thánh Tông. Quán nhỏ xíu nhưng lúc nào cũng nườm nượp người chờ đến lượt có phần chả mực xôi trắng hay chả mực bánh cuốn. Phố Đoàn Thị Điểm khu Rạp Hát cũng là địa chỉ có thể thưởng thức món ngon này ở Hạ Long. Mỗi phần ăn giá trung bình khoảng 30.000 đồng.

Mực làm chả cần mực mai, mình dày, làm sạch rồi đem vào giã đến khi mực vừa có độ kết dính, không giã nhuyễn mịn. Cho cả tua mực vào để chiếc chả được giòn hơn. Bỏ thêm gia vị, tỏi, hạt tiêu, nặn thành từng chiếc vừa ăn rồi chiên ngập trong chảo dầu.

Nói thì đơn giản vậy nhưng để làm ra được chiếc chả mực như ý cần cả bí quyết trong lúc chọn mực, giã, nhào nặn cùng các phụ gia.


Một người làm chả mực lâu năm ở Hạ Long còn cho hay, trước khi đem chiên, cần cho hỗn hợp mực đã giã vào ngăn đá tủ lạnh một khoảng thời gian, sau đó mới cho hỗn hợp ra, làm mềm rồi nặn, chiên, để chiếc chả có độ nở phồng, đẹp mắt.

Xôi ăn cùng chả mực cần dẻo, mềm nhưng không nát. Cho thêm chút nước cốt dừa để hạt gạo bóng và miếng xôi thơm. Chớ ăn khi xôi đã nguội, chả cũng lạnh tanh, món ăn thật vô duyên. Xôi đặt một đĩa riêng. Chả mực đặt một đĩa riêng. Không cần rưới thêm nước hành mỡ gì cho món chả mực xôi trắng đang thơm ngút ngàn, du khách tour du lịch Quan Lạn chỉ việc véo xôi, cắn thêm chả. Ăn cay có thể thêm tương ớt để đưa vị cho đồ biển, thế thôi mà cứ xuýt xoa.

Trời thu lành lạnh này, ngồi xuống một chiếc bàn con, nhìn phần xôi trắng nghi ngút khói, những chiếc chả còn bóng loáng dầu chiên, nghe í ới tiếng trẻ con, người lớn gọi đồ ăn, một ngày mới Hạ Long bình yên quá…